bug-glibc
[Top][All Lists]
Advanced

[Date Prev][Date Next][Thread Prev][Thread Next][Date Index][Thread Index]

Ban tin phap luat tuan so 42 2005


From: LuatGiaPham
Subject: Ban tin phap luat tuan so 42 2005
Date: Sat, 8 Oct 2005 07:07:14 +0700

Bản tin pháp luật tuần số 42 tuần từ 09/07/2005 đến 14/09/2005
Hi! friend!

-Luat Gia Pham
Ngày 10/03/2005 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 86/2005/TT- BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Quyết định số 136/2005/QĐ- TTg về việc hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án dân sự
Đối tượng được hỗ trợ tài chính để thi hành án gồm: Cơ quan nhà nước; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội và các cơ quan, đơn vị thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội hoạt động hoàn toàn bằng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; Đơn vị sự nghiệp do nhà nước thành lập, được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động;Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang được nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động…
Tổ chức phải thi hành án được hỗ trợ tài chính khi việc thi hành án làm cho tổ chức phải thi hành án bị ảnh hưởng lớn đến thực hiện nhiệm vụ được giao khi số tiền phải thi hành án bằng hoặc lớn hơn 30% kinh phí hoạt động thường xuyên được cấp trong năm của tổ chức phải thi hành án…
Phạm vi và mức hỗ trợ: Hỗ trợ tài chính để thi hành án chỉ thực hiện đối với trách nhiệm thanh toán bằng tiền cho người được thi hành án, bao gồm nghĩa vụ bằng tiền mặt và bằng tài sản nếu bản án đã quy ra thành tiền. Trong trường hợp tổ chức phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án với nhiều đối tượng được thi hành án trong một bản án hoặc phải thực hiện nhiều nghĩa vụ thi hành án trong nhiều bản án khác nhau thì số tiền phải thi hành án là tổng các nghĩa vụ thi hành án mà tổ chức phải thi hành án phải thực hiện….
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ và đề nghị của tổ chức phải thi hành án, các Bộ, cơ quan Trung ương của tổ chức phải thi hành án hoặc cơ quan tài chính địa phương có trách nhiệm kiểm tra điều kiện và thẩm định mức đề nghị hỗ trợ thi hành án gửi Bộ Tài chính (nếu là đơn vị dự toán của ngân sách Trung ương) hoặc trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp (nếu là đơn vị dự toán của ngân sách địa phương). Nội dung kiểm tra điều kiện và thẩm định mức hỗ trợ gồm: Xem xét tính đầy đủ, xác thực của hồ sơ; Xem xét điều kiện hỗ trợ của tổ chức phải thi hành án;Kiểm tra, thẩm định các số liệu về số tiền phải thi hành án, số tiền mà tổ chức phải thi hành án có được để thi hành án do áp dụng các biện pháp tài chính và mức đề nghị được hỗ trợ; Kiến nghị mức hỗ trợ đối với tổ chức phải thi hành…
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết
Ngày 10/04/2005 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 25/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện điều chỉnh tiền lương và phụ cấp lương trong doanh nghiệp theo Nghị định số 118/2005/NĐ-CP
Phạm vi áp dụng: Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước; Công ty, doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; Các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức khác có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.
Theo đó, việc điều chỉnh mức lương, phụ cấp lương được tính như sau: lấy hệ số lương cấp bậc theo chức danh nghề, công việc, hệ số lương chuyên môn, nghiệp vụ, hệ số lương chức vụ được xếp, phụ cấp lương, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) nhân với mức lương tối thiểu chung 350.000 đồng/tháng…Mức ăn giữa ca tính theo số ngày công chế độ trong tháng đối với công nhân, nhân viên, viên chức làm việc trong công ty nhà nước không được vượt quá mức lương tối thiểu chung 350.000 đồng/tháng…
Đối với lao động dôi dư thì trợ cấp mất việc làm cho thời gian làm việc trong khu vực nhà nước từ ngày 01 tháng 10 năm 2005 trở đi, trợ cấp đi tìm việc làm, 70% tiền lương cho những tháng còn lại chưa thực hiện hết hợp đồng lao động đã giao kết được tính theo mức lương tối thiểu chung 350.000 đồng/tháng…
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Ngày 10/04/2005 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 26/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội theo Nghị định số 117/2005/NĐ- CP
Đối tượng áp dụng:
Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức; quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương hưu hàng tháng theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định; Công nhân, viên chức và người lao động hưởng lương hưu hàng tháng vừa có thời gian hưởng tiền lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian hưởng tiền lương không theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định; Công nhân, viên chức đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, kể cả người hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ; Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng; Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ.
Mức lương hưu và trợ cấp hàng tháng được điều chỉnh như sau: Mức lương hưu, trợ cấp BHXH từ 01/10/2005 bằng (=) Mức lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 9/2005 nhân với (x) 1,10 hoặc 1,08.
1,10 áp dụng để điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng trước khi nghỉ hưu dưới 390.000 đồng/tháng và quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu… có mức lương trước khi nghỉ hưu dưới 425.000 đồng/tháng. 1,08 áp dụng để điều chỉnh lương hưu đối với các đối tượng sau: trước khi nghỉ hưu từ 390.000 đồng/tháng trở lên và khi nghỉ hưu từ 425.000 đồng/tháng…
Đối với người làm việc trong công ty nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước 2 thành viên trở lên thì khi nghỉ hưu được lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối để làm cơ sở tính lương hưu…,br>Đối với người chuyển sang hưởng tiền lương không theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định trước 01/10/2004, thì áp dụng đồng thời mức điều chỉnh 10%... Kinh phí tăng thêm do điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng của các đối tượng thuộc Ngân sách Nhà nước chi trả do Bộ Tài chính bảo đảm.,br>Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo; Các quy định về điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tại Thông tư này áp dụng kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2005.
Ngày 10/04/2005 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 27/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn tăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội theo Nghị định số 118/2005/NĐ-CP
Đối tượng áp dụng:
Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu trước ngày 01 tháng 10 năm 2005;Công nhân, viên chức đang hưởng trợ cấp mất sức lao động kể cả người hưởng trợ cấp theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ;Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng; Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng trước ngày 01 tháng 10 năm 2005; Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tử tuất trước ngày 01 tháng 10 năm 2005;Người hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản trước ngày 01 tháng 10 năm 2005.
Mức lương hưu, trợ cấp BHXH từ 01/10/2005 bằng (=) Mức lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 9/2005 đã được điều chỉnh theo Thông tư số 26/2005/TT-BLĐTBXH nhân với (x) 1,207.
Người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ra viện trước ngày 01/10/2005 mà chưa được tính hưởng trợ cấp, thì mức trợ cấp của thời gian trước ngày 01/10/2005 được trả theo mức trợ cấp tháng 9/2005. Người về hưu sống cô đơn thì mức lương hưu được hưởng bằng 525.000 đồng/tháng…
Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hàng tháng cư trú ở nơi có phụ cấp khu vực, thì mức phụ cấp khu vực tính theo mức lương tối thiểu chung 350.000 đồng/tháng…
Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm triển khai thực hiện việc tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội quy định tại Nghị định số 118/2005/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này; lập báo cáo theo mẫu đính kèm Thông tư này gửi Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.
Kinh phí tăng thêm do điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội của các đối tượng thuộc Ngân sách Nhà nước chi trả.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo; các chế độ quy định tại Thông tư này áp dụng kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2005.
Ngày 29/09/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 31/2005/CT-TTg An toàn giao thông đường thuỷ nội địa
Thủ tướng chỉ thị: Bộ Giao thông vận tải cần chỉ đạo kiểm tra chặt chẽ phương tiện, thuyền viên và người lái phương tiện tại cảng, bến, xử lý triệt để phương tiện chở quá tải, phương tiện không đủ điều kiện an toàn rời cảng, bến, yêu cầu Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa, thanh tra viên giao thông đường thuỷ nội địa xử lý nghiêm các hành vi vi phạm…
Bộ Công an tăng cường tuần tra, kiểm soát các tuyến đường thuỷ nội địa, tâp trung xử lý kiên quyết những hành vi vi phạm, đặc biệt là phương tiện không bảo đảm điều kiện an toàn, phương tiện chở quá tải trọng cho phép, người điều khiển phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn…
Bộ Văn hóa - Thông tin:Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức triển khai thực hiện các chuyên mục thông tin tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân việc thực hiện quy định pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa…
Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm soát việc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường trong vận tải, xếp, dỡ hàng hóa tại cảng, bến thủy nội địa, thi công công trình, khai thác cát, sỏi hoặc khoáng sản khác trên đường thủy nội địa…
Bộ Thủy sản:Tổ chức kiểm tra công tác đăng ký tàu cá và thuyền viên, đăng kiểm, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá; Hoàn thiện chương trình, nội dung huấn luyện, thi và cấp chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện khai thác thủy sản nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bảo đảm thực hiện đầy đủ các quy định về phòng ngừa va chạm tàu thuyền với nhau, va chạm tàu thuyền với công trình giao thông khi phương tiện hoạt động trong vùng nước thủy nội địa…
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia có trách nhiệm phối hợp hoạt động, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả và những vướng mắc trong quá trình thực hiện, kiến nghị biện pháp xử lý cụ thể .
Ngày 30/09/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/2005/NĐ- CP Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh
Hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, bao gồm: hành vi vi phạm quy định về thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế; Hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh; Hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
Một hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh chỉ bị xử lý một lần, một doanh nghiệp thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị xử lý đối với từng hành vi vi phạm.Hình thức xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm các hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả.Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:Phạt cảnh cáo, Phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Ngoài các hình thức xử phạt quy định trên, doanh nghiệp vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua; Buộc cải chính công khai…
Nghị định quy định rõ các hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gồm: Hành vi thoả thuận, ấn định giá hàng hoá một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, hành vi thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ, hành vi thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ, hành vi thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư, hành vi thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng, hành vi thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh, các hành vi vi phạm quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền, vi phạm các quy định về cạnh tranh không lành mạnh…
Phạt tiền đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với hành vi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh…
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ của mình và của doanh nghiệp khác nhằm mục đích cạnh tranh; Kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn quy định tại điểm trên….
. Doanh nghiệp bị xử lý vi phạm phải chấp hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và của cơ quan quản lý cạnh tranh trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật…
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Ngày 30/09/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 121/2005/NĐ- CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi đua khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng
Đối tượng thi đua: công dân Việt Nam, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài, cơ quan tổ chức nước ngoài và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam.
Nguyên tắc thi đua: việc thi đua thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, tự giác, công khai, đảm bảo tinh thần đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển. Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua, mọi cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải đăng ký thi đua, xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua, không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua…
Thực hiện khen thưởng trên nguyên tắc: chính xác, công khai, công bằng, kịp thời. Khen thưởng phải đảm bảo thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó, không nhất thiết phải theo trình tự có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới được khen thưởng mức cao hơn; thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng càng lớn thì được xem xét, đề nghị khen thưởng với mức cao hơn; khen thưởng tập thể nhỏ và cá nhân là chính...
Các danh hiệu thi đua đối với cá nhân gồm: Chiến sỹ thi đua tòan quốc, Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chiến sỹ thi đua cơ sở, lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến. Tiêu chuẩn Chiến sỹ thi đua cơ sở xét tặng cho các cá nhân là Lao động tiên tiến hoặc Chiến sỹ tiên tiến, có sáng kiến cải tiến kỹ thuật hoặc áp dụng công nghệ để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác, hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu hòan thành xuất sắc nhiệm vụ được bảo vệ Tổ quốc…
DCá nhân được tặng thưởng danh hiệu: "Bà mẹ Việt Nam Anh hùng", "Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân", "Anh hùng Lao động", "Nhà giáo Nhân dân", "Nhà giáo ưu tú, "Thầy thuốc Nhân dân", "Thấy thuốc ưu tú", "Nghệ sĩ Nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú", "Nghệ nhân Nhân dân", "Nghệ Nhân ưu tú" mà vi phạm pháp luật bị toà án kết án tù thì bị tước danh hiệu.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Để nhận bản tin hàng tuần, xin vui lòng gửi mail cho address@hidden, để thôi không nhận bản tin gửi mail cho address@hidden.
Văn phòng Hà Nội:
133 Thái Hà- Đống Đa
Tel: 04.5374748
Fax:04.5374746
Văn phòng TP. Hồ Chí Minh:
402 Nguyễn Kiệm - P3 - Phú Nhuận
Tel: 08.9954609
Fax: 08.9954609

reply via email to

[Prev in Thread] Current Thread [Next in Thread]