bug-glibc
[Top][All Lists]
Advanced

[Date Prev][Date Next][Thread Prev][Thread Next][Date Index][Thread Index]

Ban tin phap luat tuan so 43 2005


From: Luat Gia Pham
Subject: Ban tin phap luat tuan so 43 2005
Date: Fri, 14 Oct 2005 23:36:04 +0700

Bản tin pháp luật tuần số 43 tuần từ 14/10/2005 đến 21/10/2005
Hi! friend!
Wow, this week went past too fast. I was so busy that I didn't even know the time was moving so fast. I am preparing go to cinema with my family now. Please enjoy your weekend, ok?
-Luat Gia Pham
Ngày 10/05/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2005/NĐ- CP Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy
Hình thức xử phạt chính bao gồm: Cảnh cáo; Phạt tiền: một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy có thể bị phạt từ 50.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.Ngoài các hình thức xử phạt chính và xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra; Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính gây ra;Buộc di chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ do vi phạm hành chính gây ra đến kho, địa điểm theo quy định…
Mức phạt cao nhất là 20 triệu đồng đối với vi phạm trong đầu tư, xây dựng không có thiết kế hệ thống phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc diện phải có thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, đưa công trình vào hoạt động mà chưa được nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy…
Phạt tiền từ 50.000 đến 200.000 đồng đối với hành vi: không niêm yết nội quy về phòng cháy và chữa cháy theo quy định, thay đổi, dịch chuyển làm sai vị trí niêm yết nội quy, vị trí để biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, bố trí nơi đun nấu không đảm bảo an toàn…
Hành vi sản xuất, kinh doanh trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ có thể bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng. Công trình thuộc diện phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy mà không có “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy” sẽ bị xử phạt từ 10 đến 15 triệu đồng…
Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ - đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông đường thủy thuộc Tổng cục Cảnh sát trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến mức tối đa được quy định;Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;ịch thu hàng hoá, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính…
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Ngày 10/06/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 124/2005/NĐ- CP quy định về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính
Nghị định này quy định về biên lai thu tiền phạt, quản lý và sử dụng biên lai thu tiền phạt; quy định về thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính.
Biên lai thu tiền phạt gồm 2 loại:
- Biên lai thu tiền phạt in sẵn mệnh giá từ 5.000 đồng đến 100.000 đồng sử dụng để thu tiền phạt tại chỗ trong trường hợp mức phạt vi phạm hành chính đến 100.000 đồng.Bộ Tài chính quy định các mức mệnh giá cụ thể để in sẵn vào biên lai thu tiền phạt quy định tại khoản này.
- Biên lai thu tiền phạt không in sẵn mệnh giá sử dụng để thu tiền phạt đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính có mức phạt trên 100.000 đồng, trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không nộp tiền phạt tại chỗ và các trường hợp khác.
Cá nhân, tổ chức thu tiền phạt vi phạm hành chính khi sử dụng biên lai thu tiền phạt phải đảm bảo các điều kiện: Có quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cấp có thẩm quyền;Ghi biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định; Tổng số tiền trên các biên lai thu tiền phạt phải đúng với số tiền ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính…
Số tiền phạt phải được nộp vào KBNN trong thời hạn 2 ngày làm việc. Trường hợp địa điểm xử phạt ở những nơi xa xôi, hẻo lánh thì không quá 7 ngày…
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Quyết định số 180-TTg ngày 22 tháng 12 năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập quỹ chống các hành vi kinh doanh trái pháp luật và Quyết định số 299-TTg ngày 04 tháng 6 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi Điều 5 của Quyết định số 180- TTg.
Ngày 10/06/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg Về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập
Mức phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo được quy định như sau:
- Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh);
- Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
- Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;
- Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học), trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề;
- Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng;
- Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Nguồn kinh phí để chi trả phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Quyết định này được sử dụng từ nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định và nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp cho các cơ sở giáo dục công lập.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Ngày 10/06/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
Mục tiêu phát triển đến năm 2010: Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế. Hình thành, xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, Chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử để Việt Nam đạt trình độ trung bình khá trong khu vực ASEAN. Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng 20 - 25%/năm, đạt tổng doanh thu khoảng 6 - 7 tỷ USD vào năm 2010.Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phủ trên cả nước, với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, giá rẻ. Đến năm 2010 mật độ điện thoại cả nước đạt 32 - 42 máy/100 dân; mật độ thuê bao Internet đạt 8 - 12 thuê bao/100 dân (trong đó 30% là thuê bao băng rộng), với tỷ lệ sử dụng Internet đạt 25 - 35%; mật độ bình quân máy tính cá nhân đạt trên 10 máy/100 dân…
Định hướng phát triển đến 2015 và tầm nhìn đến 2020: Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông trong mọi lĩnh vực, khai thác có hiệu quả thông tin và tri thức trong tất cả các ngành. Xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, Chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử để Việt Nam đạt trình độ khá trong khu vực ASEAN. Hình thành xã hội thông tin.Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông có tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm, đạt tổng doanh thu khoảng 15 tỷ USD.Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin của toàn xã hội. Mật độ điện thoại đạt trên 50 máy/100 dân trong đó mật độ điện thoại cố định đạt trên 20 máy/100 dân và mật độ điện thoại di động đạt trên 30 máy/100 dân.Đào tạo về công nghệ thông tin và truyền thông ở các trường đại học đạt trình độ và chất lượng tiên tiến trong khu vực ASEAN. Đảm bảo 80% sinh viên công nghệ thông tin và truyền thông tốt nghiệp ở các trường đại học đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế…
Tất cả các Bộ, ngành, cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền cấp tỉnh và huyện được kết nối Internet băng rộng và kết nối với mạng diện rộng của Chính phủ. 100% số xã trên toàn quốc có điện thoại; 100% các điểm Bưu điện văn hoá xã và các trung tâm giáo dục cộng đồng được kết nối Internet…
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Ngày 10/07/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 125/2005/NĐ- CP Bảo hiểm bắt buộc đối với kinh doanh vận tải
Nghị định này quy định chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa dễ cháy và dễ nổ trên đường thuỷ nội địa.
Đường thủy nội địa” là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vùng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải.
“Người kinh doanh vận tải” là tổ chức¸ cá nhân kinh doanh vận tải có giao kết hợp đồng vận tải hàng hoá, hành khách với người thuê vận tải để thực hiện việc vận tải hàng hoá, hành khách mà có thu cước phí vận tải.
Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm: Từ chối bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải trên đường thuỷ nội địa nếu bên mua bảo hiểm không đáp ứng các điều kiện kinh doanh vận tải trên đường thuỷ nội địa do pháp luật quy định.Thu phí bảo hiểm theo quy định tại hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải trên đường thuỷ nội địa. Từ chối giải quyết bồi thường đối với những trường hợp không thuộc trách nhiệm bảo hiểm…
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Ngày 10/10/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 126/2005/NĐ- CP Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa
Đối với mỗi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong những hình thức xử phạt chính sau đây: Phạt cảnh cáo: áp dụng đối với những vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ; Phạt tiền: căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của người vi phạm để quyết định mức phạt tiền trong khung tiền phạt đã được quy định. Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt…
Tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn các loại quyết định bao gồm: quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo; Tịch thu tang vật và phương tiện đã sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá…
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng khi sản xuất hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá phải công bố tiêu chuẩn chất lượng. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện công bố tiêu chuẩn sửa đổi khi sản xuất hàng hoá có những thay đổi so với nội dung tiêu chuẩn đã công bố…
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi can thiệp, tác động (thay thế, đánh tráo, rút bớt, pha trộn tạp chất, chất phụ gia, chế độ bảo quản...) làm sụt giảm chất lượng vượt quá giới hạn cho phép so với chất lượng sản phẩm, hàng hoá đã công bố phù hợp tiêu chuẩn hoặc đã được chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn nhưng vi phạm quy định bắt buộc về sức khoẻ con người, an toàn, vệ sinh và môi trường…
Các cơ quan Công an nhân dân, Hải quan, Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành và các cơ quan khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì được quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định tại Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Ngày 10/10/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 127/2005/NĐ- CP hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 23/2003/QH11 và 755/2005/NQ-UBTVQH11 về quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN trước ngày 01/7/1991
Theo đó, Nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ về nhà ở cho chủ sở hữu có nhà đất mà Nhà nước đã sử dụng, bố trí quản lý theo chính sách cải tạo trước đây. Điều kiện là những người này thường trú ở tỉnh, thành phố có nhà đất cải tạo (thường trú trước ngày có hiệu lực của Nghị quyết 755), nhưng chỗ ở là đi thuê, mượn, ở nhờ người khác hoặc có nhà riêng nhưng diện tích bình quân trong hộ từ 6m2/người trở xuống. Việc xác định số người cùng sinh sống trong hộ gia đình để tính bình quân diện tích đầu người quy định tại điểm này phải căn cứ vào số nhân khẩu thường trú trong hộ gia đình có xác nhận của cơ quan công an cấp huyện nơi có nhà ở trước thời điểm Nghị quyết số755/2005/NQ-UBTVQH11 có hiệu lực thi hành.Trên cơ sở có đơn đề nghị hỗ trợ cải thiện nhà ở, UBND cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan nhà đất kiểm tra hồ sơ gốc về việc Nhà nước đã sử dụng nhà đất của người có đơn. Cơ quan này phối hợp với UBND cấp xã nơi người đó sinh sống để kiểm tra, xác nhận thực trạng chỗ ở của họ…
Căn cứ vào thực tế địa phương, thực trạng nhà ở của từng trường hợp và đề nghị của cơ quan quản lý nhà cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết cho đối tượng này: được thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, được mua nhà ở trả góp theo quy định về bán nhà ở cho người tái định cư hoặc được mua nhà ở theo quy định của UBND cấp tỉnh…
Trường hợp nhà đất đó có liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài thì việc giải quyết được thực hiện theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở có yếu tố nước ngoài được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Để nhận bản tin hàng tuần, xin vui lòng gửi mail cho address@hidden, để thôi không nhận bản tin gửi mail cho address@hidden.
Văn phòng Hà Nội:
133 Thái Hà- Đống Đa
Tel: 04.5374748
Fax:04.5374746
Văn phòng TP. Hồ Chí Minh:
402 Nguyễn Kiệm - P3 - Phú Nhuận
Tel: 08.9954609
Fax: 08.9954609

reply via email to

[Prev in Thread] Current Thread [Next in Thread]