bug-glibc
[Top][All Lists]
Advanced

[Date Prev][Date Next][Thread Prev][Thread Next][Date Index][Thread Index]

Bao ho nhan hieu hang hoa o Vietnam va nuoc ngoai


From: Luat Gia Pham
Subject: Bao ho nhan hieu hang hoa o Vietnam va nuoc ngoai
Date: Thu, 1 Dec 2005 02:43:50 +0700



Re: Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam và Nước ngoài

Hà Nội, 1/12/2005

Kính gửi Quý khách hàng!

"Mất bò mới lo làm chuồng", đòi lại nhãn hiệu là một việc phức tạp, tốn kém và gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp, nhưng đó lại là thực trạng hay xảy ra với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta.

Trong thời gian 10 năm từ 1990 đến 2000, việc đăng ký nhãn hiệu trong nước đã tăng đáng kể và thực sự đột phá từ năm 2000 khi nước ta phấn đấu gia nhập WTO và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Lượng đơn gửi đến Cục Sở hữu trí tuệ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài trong năm 2004 đã lên tới hơn 17.000 đơn và trong năm 2005 dự kiến có thể sẽ lên đến 20.000.Sự thay đổi này phần lớn là do tác động từ một số vụ doanh nghiệp nước ta bị mất nhãn hiệu ở nước ngoài. Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài là một trong những khâu quan trọng trong chiến lược xây dựng thương hiệu mang tầm quốc tế.

Tại cuộc hội thảo về đăng ký bảo hộ và phát triển nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài ngày 11/11/2005, ông Trần Việt Hùng Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho biết tại VN đã có 115.000 nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký bảo hộ trong nước và hơn 1.000 nhãn hiệu hàng hóa đăng ký bảo hộ tại nước ngoài. Tỷ lệ tăng trưởng về nhãn hiệu đăng ký bảo hộ năm nay dự kiến đạt mức tăng 20% so với năm ngoái.

Cùng tham dự trong Hội thảo này, Luật Gia Phạm là một đại diện sở hữu công nghiệp xin chia sẻ về tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu nước ngoài và kinh nghiệm trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế.

Trong lịch sử đăng ký nhãn hiệu của Việt Nam có thể thấy một số trường hợp điển hình về việc “mất nhãn hiệu” hoặc quá trình khó khăn trong việc “đòi nhãn hiệu”. Trở lại nhưng năm cuối thập niên 80, các bà nội trợ hẳn đều biết đến bánh phồng tôm Sa Giang được gói trong bao ny lon trong với hình con tôm màu đỏ bởi đặc tính thơm ngon phồng ròn trắng bốp. Sau khi sản phẩm được đưa vào thị trường Pháp và Châu Âu thì đối tác rất “hảo tâm” khi gợi ý về việc “đăng ký hộ nhãn hiệu”. Sau khi dành được nhãn hiệu, đối tác xoay ra đặt hàng nơi khác và đồng thời khiếu nại ngăn cản chính việc xuất khẩu của Xí nghiệp Bánh phồng tôm Sa Giang. Theo luật chung về nhãn hiệu của các quốc gia trên thế giới đều sử dụng nguyên tắc Nộp đơn đầu tiên “Fist to use” và việc bảo hộ theo giới hạn lãnh thổ đăng ký. Do vậy, mặc dù Xí nghiệp bánh phồng tôm đã sản xuất bánh phồng tôm mang nhãn hiệu Sa Giang từ lâu nhưng vẫn có thể bị mất quyền tại các quốc gia khác. Vụ việc này chỉ được phân xử khi được đưa ra Tòa với rất nhiều chi phí luật sư mà tại thời điểm đó không hề nhỏ đối với một xí nghiệp quốc doanh.

Thời xưa đã vậy thời nay thì sao? Cà phê Trung Nguyên với các chiến lược kinh doanh tinh tế chỉ trong vài năm ở khắp các tỉnh thành đều có cửa hàng bán cà phê Trung Nguyên. Sản phẩm đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia và được du khách mang biếu tặng như một sản phẩm cà phê chất lượng cao. Một ngày đẹp trời đã phát hiện ra nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên đã được đăng ký và chủ nhãn hiệu đã can thiệp không cho nhập khẩu. Tránh việc phải theo đuổi kiện tụng cực kỳ tốn kém tại thị trường Mỹ, Doanh nghiệp đã phải chọn giải pháp dàn xếp mua lại nhãn hiệu đã được đăng ký với chi phí khá cao.

Những tưởng việc “mất nhãn hiệu” chỉ xảy ra đối với các sản phẩm tiêu dùng phổ biến. Việt Nam chắc ít bán xăng hay kinh doanh bưu điện tại Mỹ. Thế nhưng nhãn hiệu “Petro Việt Nam” đã bị một Việt Kiều Việt Nam tại Mỹ nộp đơn. Rất may sự việc được phát hiện sớm nên đã thành công trong việc phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ cho đơn trên tại Cơ quan nhãn hiệu Mỹ (USPTO). Mới đây nhãn hiệu “VNPT và hình” của Tổng Công ty bưu chính viễn thông đã phải được đặc cách cấp nhãn hiệu trong vòng 6 tháng để có cơ sở phản đối đơn tại Mỹ. Hiện nay, doanh nghiệp đã có ý thức hơn trong việc đăng ký nhãn hiệu trong nước, tuy nhiên đối với các DN đang xuất khẩu hoặc có dự định xuất khẩu thì việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế cũng cần phải quan tâm.Việc đăng ký thương hiệu giúp doanh nghiệp thâm nhập, tạo lập, và phát triển thị trường xuất khẩu, cũng như chống lại các hành vi cạnh tranh, chiếm đoạt nhãn hiệu của các đối thủ cạnh tranh hoặc những kẻ trục lợi. Việc đăng ký nhãn hiệu phải được xem trọng và đưa vào trong chiến lược kinh doanh, Thực tiễn cho thấy đối với các doanh nghiệp quan tâm đúng mức trong việc xây dựng thương hiệu, tạo được thương hiệu có uy tín thì hãy suy nghĩ đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài ngay .

 

Hậu quả của việc “mất nhãn hiệu” như kể trên sẽ làm cho doanh nghiệp tốn rất nhiều chi phí cho việc tranh chấp và thời gian để theo đuổi việc tranh chấp. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có thể bị phá sản trước cả khi nó được triển khai trên thực tế, việc đình trở xuất nhập khẩu có thể được núp dưới vỏ bọc hoàn toàn hợp pháp hay mất đi thị trường đã đầu tư chi phí tốn kém vì chưa đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Đó là chưa kể đến việc bị làm hàng giả, hàng nhái, ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp.

 

Việc đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài có thể thực hiện thông qua hai hình thức chính là Đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia và Đăng ký qua Thỏa ước quốc tế Madrit về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hoặc đăng ký nhãn hiệu tại Cộng đồng châu Âu.

Muốn giữ được thị trường, ổn định được doanh số không còn con đường nào khác, các doanh nghiệp Việt Nam phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở trong nước và cả ở nước ngoài.

Trong trường hợp cần thông tin chi tiết hơn về việc đăng ký các đối tượng sở hữu trí tuệ, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

 

Lawyer PHAM THANH LONG
Patent and Trademark Attorney.

GIA PHAM LAW FIRM
Tel: +84.4.5374748
Fax:+84.4.5374746
133 Thai Ha - Hanoi - Vietnam

 


reply via email to

[Prev in Thread] Current Thread [Next in Thread]