bug-glibc
[Top][All Lists]
Advanced

[Date Prev][Date Next][Thread Prev][Thread Next][Date Index][Thread Index]

Ban tin phap luat so 48 2005


From: LuatGiaPham
Subject: Ban tin phap luat so 48 2005
Date: Sat, 3 Dec 2005 21:42:01 +0700

Bản tin pháp luật tuần số 48 tuần từ 12/02/2005 đến 12/09/2005
Hi! Quy' Kha'ch Ha`ng!
Computers can never replace humans. They may become capable of artificial intelligence, but they will never master real stupidity. Just for joke!
-Luat Gia Pham
Ngày 16/11/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 144/2005/NĐ-CP quy định về công tác phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong xây dựng và kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
Nghị định này quy định nguyên tắc, phương thức và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (sau đây gọi tắt là đề án) thuộc thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt hoặc thông qua của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh); trong kiểm tra việc thực hiện các đề án đó sau khi đã có hiệu lực thi hành (sau đây gọi tắt là kiểm tra việc thực hiện đề án).
Việc phối hợp trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành hoặc thông qua của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ngoài các quy định của Nghị định này còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Công tác phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong xây dựng và kiểm tra việc thực hiện đề án được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây: Nội dung đề án phải liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan phối hợp; Bảo đảm tính khách quan trong quá trình phối hợp; Bảo đảm yêu cầu chuyên môn, chất lượng và thời hạn phối hợp; Bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động phối hợp; đề cao trách nhiệm cá nhân của Thủ trưởng cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và cán bộ, công chức tham gia phối hợp.
Kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được quy định trong Nghị định bao gồm: xác định cơ quan phối hợp kiểm tra, phối hợp trong việc thành lập và hoạt động của đoàn kiểm tra, xây dựng báo cáo kiểm tra, thông qua làm việc trực tiếp với các cơ quan được kiểm tra, cung cấp trong việc cung cấp và kiểm tra thông tin phục vụ hoạt động kiểm tra, thông qua việc sơ kết, tổng kết việc thực hiện đề án…
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và báo cáo Thủ tướng theo định kỳ (6 tháng một lần) hoặc đột xuất bằng văn bản về tình hình thực hiện công tác phối hợp trong xây dựng và kiểm tra thực hiện đề án…
Nghị định có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.Bãi bỏ quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ: "Các Bộ trưởng được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản không quá 10 ngày, kể từ khi nhận được văn bản, nếu Bộ được hỏi ý kiến không trả lời coi như đã đồng ý".
Sửa đổi quy định tại điểm b khoản 3 Điều 13 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 23/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2003 như sau: "Thủ trưởng cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm phát biểu ý kiến chính thức của mình bằng văn bản, gửi chủ đề án trong thời hạn chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị với đầy đủ hồ sơ cần thiết".
Bãi bỏ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 13 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 23/2003/NĐ-CP
Ngày 17/11/2005 Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 80/2005/QĐ-BTC Phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo đó,Phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thu bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu nộp phí, lệ phí bằng ngoại tệ thì thu bằng đô la Mỹ (USD) theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu tiền...
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, Giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm, Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo... là 50.000 đồng/1 lần cấp (1 sản phẩm)...
Phí thẩm định, kiểm tra định kỳ cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm: có sản lượng nhỏ hơn 20 tấn/năm: 200.000 đồng/lần/cơ sở, từ 20 đến nhỏ hơn 100 tấn/năm: 300.000 đồng, từ 100 đến nhỏ hơn 500 tấn/năm: 400.000 đồng, có sản lượng hơn 1000 tấn/năm trở lên: 500.000 đồng (nếu cứ tăng thêm 20 tấn/năm thì công thêm 100.000 đồng)...
Phí thẩm định, kiểm tra định kỳ: Khách sạn, Nhà hàng ăn uống, bếp ăn tập thể, cửa hàng kinh doanh thực phẩm: 200.000 đồng/cơ sở, Quán ăn uống bình dân: 50.000 đồng...
Phí kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu thu bằng 0,1% giá trị lô sản phẩm, nhưng mức thu tối thiểu không dưới 500.000 đồng/lần/lô hàng và tối đa không qúa 10 triệu đồng...
Phí thẩm định, xét duyệt hồ sơ đăng ký quảng cáo thực phẩm: 300.000 đồng/sản phẩm...
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo, thay thế Quyết định số 23/2000/QĐ/BTC ngày 21/2/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành biểu mức thu phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và Thông tư số 65/2000/TT-BTC ngày 5/7/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; Các nội dung khác không quy định tại Quyết định này tiếp tục thực hiện theo Thông tư số 63/2002/TT
Ngày 21/11/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 145/2005/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/2001/NĐ-CP về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Tên của Nghị định số 63/2001/NĐ-CP được sửa đổi thành " Nghị định về chuyển đổi công ty nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty TNHH 1 thành viên".
Tất cả các cụm từ " Doanh nghiệp nhà nước" trong Nghị định số 63/2001/NĐ-CP được sửa đổi thành" công ty nhà nước".
Doanh nghiệp chuyển đổi có trách nhiệm: kiểm kê, xác định, phân loại số lượng tài sản hiện có, đơn vị hạch toán phụ thuộc bao gồm tài sản cố định và đầu tư dài hạn, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản đi thuê, cho thuê, giữ hộ, ký gửi, chiếm dụng, Đối chiếu và phân loại công nợ, lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả, phân tích rõ các khoản nợ, Lập phương án sắp xếp số lao động hiện có…
Bổ sung thêm quyền và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị: yêu cầu Tổng giám đốc (Giám đốc) nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty lâm vào tình trạng phá sản.
Công ty lỗ 2 năm liên tiếp hoặc không đạt chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư 2 năm liên tiếp hoặc ở trong tình trạng lỗ đan xen nhau nhưng không khắc phục được… thì thành viên Hội đồng quản trị sẽ bị miễn nhiệm…
Nghị đinh này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo
Ngày 23/11/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 146/2005/NĐ-CP Chế độ tài chính đối với các tổ chức tín
Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (hoặc Giám đốc) của tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước các cơ quan quản lý nhà nước về việc chấp hành chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán của các tổ chức tín dụng…
Nguyên tắc quản lý tài chính: Các tổ chức tín dụng tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình, thực hiện nghĩa vụ và các cam kết của mình theo quy định của pháp luật; các tổ chức tín dụng phải thực hiện công khai tài chính.
Vốn hoạt động của tổ chức tín dụng bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn huy động và các vốn khác theo quy định của pháp luật
Tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng không quá 50% vốn tự có cấp một (theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước) để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định và phải chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.Tổ chức tín dụng được quyền thay đổi cơ cấu vốn, tài sản phục vụ cho việc phát triển hoạt động kinh doanh.Việc điều động vốn, tài sản giữa các chi nhánh hoặc giữa các công ty thành viên độc lập của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của Hội đồng quản trị.
Tổ chức tín dụng được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật.Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng quyết định hoặc uỷ quyền cho Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) tổ chức tín dụng quyết định việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật…
Tổ chức tín dụng có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn vốn hoạt động như sau: Quản lý, sử dụng vốn, tài sản theo quy định của pháp luật; Duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật…
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng là số tiền thu được trong kỳ bao gồm: Thu từ hoạt động kinh doanh; Thu khác
Nghị định cũng quy định về chi phí và kết quả kinh doanh, lợi nhuận thực hiện, phân phối lợi nhuận đối với các tổ chức tín dụng 100% vốn nhà nước và các tổ chức tín dụng khác, nguyên tắc sử dụng các quỹ, chế độ kế toán, thống kê và kiểm toán, công khai báo cáo tài chính…
Nghị định có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Ngày 25/11/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội
Tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội phải đảm bảo: Không trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc; không được thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan như xem số, xem bói, xóc thẻ, yểm bùa, trừ tà và các hình thức mê tín dị đoan khác. Không gây mất trật tự, an ninh xã hội; không lợi dụng để truyền đạo trái phép và có các hoạt động chia rẽ đoàn kết dân tộc.Không làm cản trở giao thông và các hoạt động công cộng. Không tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức. Giữ gìn sự yên tĩnh, hạn chế gây tiếng ồn vào ban đêm...
Việc cưới cần được tổ chức trang trọng, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc. Các thủ tục có tính phong tục, tập quán như chạm ngõ; lễ hỏi; xin dâu cần được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ. Trang trí lễ cưới và trang phục cô dâu, chú rể phải lịch sự, phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc. Trường hợp tổ chức ăn uống cần tiết kiệm, không kéo dài nhiều ngày và phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Lễ đăng ký kết hôn và trao giấy chứng nhận kết hôn phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình...
Tổ chức việc tang phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về hộ tịch, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; việc tang cần được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, gọn nhẹ, tiết kiệm; khi đưa tang phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn giao thông và trật tự an toàn công cộng; hạn chế tối đa việc rắc vàng mã, tiền âm phủ trên đường; không rắc tiền giấy hoặc tiền xu trên đường; thực hiện những quy định trong hương ước, quy ước của địa phương về việc tang. Việc quàn, chôn cất, hoả táng, điện táng, bốc mộ và di chuyển thi hài, hài cốt phải thực hiện theo quy định tại Điều lệ Vệ sinh ban hành kèm theo Nghị định số 23/HĐBT ngày 24 tháng 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)...
Khuyến khích thực hiện các hình thức sau trong việc tang: Sử dụng băng, đĩa nhạc tang thay cho phường bát âm, hạn chế mang vòng hoa, các hình thức hoả táng, điện táng...
Chính quyền các địa phương phải thực hiện đúng qui định về di sản văn hóa và Quy chế tổ chức lễ hội, ngăn chặn những hành vi vi phạm di tích, danh lam thắng cảnh, lừa đảo, trộm cắp của du khách và đặc biệt không được thương mại hóa các hoạt động trong lễ hội…
Các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình, văn hoá thông tin có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền sâu rộng, phát hiện, cổ vũ, động viên những mô hình hay, kinh nghiệm tốt trong việc thực hiện Quy chế; phê phán các biểu hiện tiêu cực, hành vi vi phạm Quy chế này.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Ngày 26/11/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 309/2005/QĐ-TTg Hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch cúm gia cầm
Hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã, cơ sở chăn nuôi gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) của Trung ương và địa phương (trong Quyết định này gọi là chủ chăn nuôi) để khắc phục khó khăn do dịch cúm gia cầm như sau: Mức hỗ trợ bình quân 15.000 đồng/con gia cầm bị tiêu hủy do mắc bệnh dịch hoặc trong vùng dịch phải tiêu hủy bắt buộc; Mức hỗ trợ bình quân 10.000 đồng/con gia cầm bị tiêu hủy do chủ chăn nuôi tự nguyện đề nghị....
Hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch cúm gia cầm với mức 3.000 đồng/con gia cầm phải tiêu hủy trong thời gian có dịch và sau dịch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác thú y, bao gồm: chi phí tiêu hủy gia cầm, mua sắm thiết bị, vật dụng cho kiểm tra phát hiện, chẩn đoán bệnh dịch và phòng chống dịch; hóa chất các loại cho khử trùng, tiêu độc, vệ sinh chuồng trại, môi trường; trang phục phòng hộ cho người và bồi dưỡng cho cán bộ, nhân viên thú y...
Hỗ trợ 100% tiền thức ăn nuôi dưỡng đàn gia cầm giống gốc, giống giữ quỹ gen gia cầm quý hiếm (chỉ áp dụng cho đàn giống đang trong thời kỳ khai thác trứng giống và theo số lượng giống gốc, giống giữ quỹ gen gia cầm quý hiếm được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ nuôi cho cơ sở chăn nuôi) do không tiêu thụ được sản phẩm. Thời gian thực hiện từ ngày 01 tháng 12 năm 2005 đến khi có quyết định công bố hết dịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền...
Khoanh nợ trong thời gian một năm đối với số dư nợ vay đến ngày 30 tháng 11 năm 2005 mà các chủ chăn nuôi gia cầm đã vay vốn các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng được phép hoạt động để chăn nuôi gia cầm nhưng bị thiệt hại do dịch cúm gia cầm gây ra.Các chủ chăn nuôi gia cầm đang được khoanh nợ nếu có nhu cầu vốn vay để chuyển đổi chăn nuôi hoặc ngành nghề thì được tiếp tục vay vốn theo quy định của pháp luật...
Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương.Đối với các tỉnh có chi phí phát sinh cho công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm không lớn (dưới 1.000 triệu đồng) thì địa phương chủ động sử dụng ngân sách địa phương để xử lý, ngân sách trung ương không hỗ trợ.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 574/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2005.
Ngày 28/11/2005 Bộ Y Tế đã ban hành Quyết định số 39/2005/QĐ-BYT Quy định về các điều kiện vệ sinh chung đối với cơ sở sản xuất thực phẩm.
Cơ sở sản xuất thực phẩm phải bố trí cách xa: Khu vực có môi trường ô nhiễm và các hoạt động công nghiệp, sinh hoạt có nhiều khả năng gây ô nhiễm thực phẩm.Khu vực dễ bị ứ nước, ngập lụt, trừ khi có biện pháp bảo vệ, phòng ngừa một cách hữu hiệu.Khu vực dễ bị sinh vật gây hại phá hoại; khu vực có các chất thải rắn hay lỏng mà không thể loại bỏ chúng một cách có hiệu quả. Đường nội bộ trong cơ sở thực phẩm phải được xây dựng bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, có cống rãnh thoát nước tốt, khép kín, không gây ô nhiễm, bảo đảm vệ sinh. Vị trí cơ sở cần bảo đảm có đủ nguồn nước sạch, thuận tiện về giao thông...
Hệ thống nhà vệ sinh phải đầy đủ, được bố trí ở các vị trí thuận tiện cho tất cả mọi người trong cơ sở và có đầy đủ thiết bị bảo đảm vệ sinh. Trung bình tối thiểu 25 người phải có 01 nhà vệ sinh…
Những người tham gia trực tiếp vào sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm phải thực hiện các yêu cầu sau: Mặc trang phục riêng khi chế biến hoặc bán thực phẩm. Ngoài ra, những trường hợp cần thiết phải đội mũ và đi găng tay hay đeo khẩu trang sạch. Giữ móng tay ngắn, sạch sẽ và không đeo đồ trang sức khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm ăn ngay. Không ăn uống trong khu vực sản xuất thực phẩm. Không hút thuốc, khạc nhổ, hắt hơi hay ho, nhai kẹo, cười nói to, đeo đồ trang sức, đồng hồ hay các vật khác...
Để nhận bản tin hàng tuần, xin vui lòng gửi mail cho address@hidden, để thôi không nhận bản tin gửi mail cho address@hidden.
Văn phòng Hà Nội:
133 Thái Hà- Đống Đa
Tel: 04.5374748
Fax:04.5374746
Văn phòng TP. Hồ Chí Minh:
402 Nguyễn Kiệm - P3 - Phú Nhuận
Tel: 08.9954609
Fax: 08.9954609
 
reply via email to

[Prev in Thread] Current Thread [Next in Thread]