emacs-commit
[Top][All Lists]
Advanced

[Date Prev][Date Next][Thread Prev][Thread Next][Date Index][Thread Index]

[Emacs-commit] Ban tin phap luat tuan so 45


From: Luat Gia Pham
Subject: [Emacs-commit] Ban tin phap luat tuan so 45
Date: Mon, 15 Nov 2004 02:03:16 +0700

Bản tin pháp luật tuần số 45 tuần từ 13/11/2004 đến 20/11/2004
Hi! friend!
Never continue in a job you don't enjoy. If you're happy in what you're doing, you'll like yourself, you'll have inner peace. And if you have that, along with physical health, you will have had more success than you could possibly have imagined. That's why I am still at work now.
-Luat Gia Pham
Ngày 01/11/2004 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 07/2004/TT-NHNN sửa đổi điểm 17.2 Thông tư 08/2001/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện Nghị định 16/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn: thủ tục, hồ sơ trình Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thay đổi như sau:
- Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cho thuê tài chính; - Biên bản và Nghị quyết Hội đồng quản trị Công ty cho thuê tài chính; - Văn bản chấp thuận của Tổ chức tín dụng có Công ty cho thuê tài chính trực thuộc; của các bên góp vốn trong Công ty cho thuê tài chính liên doanh; của các bên nước ngoài trong Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài; * Ngoài ra, cần có: + Biên bản, Nghị quyết Đại hội cổ đông đối với Công ty cho thuê tài chính cổ phần (đối với Hồ sơ thay đổi tên); + Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động đến thời điểm gần nhất của Công ty cho thuê tài chính; Biên bản Đại hội cổ đông về việc thay đổi mức vốn điều lệ; Phương án thay đổi mức vốn điều lệ đã được Đại hội cổ đông thông qua; Danh sách và tỷ lệ vốn cổ phần của các cổ đông lớn trước và sau khi Công ty cho thuê tài chính thay đổi vốn điều lệ; Đơn xin mua cổ phần của các cổ đông lớn…(đối với trường hợp thay đổi mức Vốn Điều lệ);
* Hồ sơ thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện: HS gồm: Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cho thuê tài chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, trong đó nêu rõ lý do di chuyển địa điểm, nơi chuyển đến, tình hình an toàn tại địa điểm mới; Nghị quyết Hội đồng quản trị Công ty cho thuê tài chính cổ phần, Công ty cho thuê tài chính liên doanh, Công ty cho thuê tài chính trực thuộc Tổ chức tín dụng có Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát riêng về việc thay đổi nơi đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện; Văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố chấp thuận cho Công ty cho thuê tài chính được đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa điểm mới; (Trường hợp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố không có ý kiến hoặc chỉ có ý kiến sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận việc thay đổi nơi đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa điểm mới thì Công ty cho thuê tài chính ghi rõ vào tờ trình của Chủ tịch Hội đồng quản trị để Ngân hàng Nhà nước xem xét);
Ngày 01/11/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 188/2004/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, có tính đến năm 2020.
Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, có tính đến năm 2020, với các nội dung chủ yếu sau:
- Phát triển thành phố Hồ Chí Minh trở thành Thành phố công nghiệp vào năm 2015 - 2017, là Trung tâm công nghiệp, giữ vai trò đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước.
- Phát triển mạnh các ngành công nghiệp đang là thế mạnh, có khả năng cạnh tranh, có thị trường trong nước và xuất khẩu của Thành phố; nâng cao năng lực quản lý, ưu tiên phát triển các ngành áp dụng công nghệ cao để nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
- Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của Thành phố theo hướng ưu tiên và tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là ngành công nghiệp điện tử - tin học - viễn thông, công nghiệp hoá chất, công nghiệp cơ khí chế tạo máy.
- Tăng cường hợp tác kinh tế với khu vực và quốc tế, thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, khai thác các nguồn vốn trong nhân dân để phát triển công nghiệp.
- Phát triển công tác đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực trình độ cao cho quá trình phát triển công nghiệp và chủ động tham gia vào quá trình phân công lao động khu vực và quốc tế.
- Quy hoạch lại, sắp xếp, điều chỉnh các khu, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn theo hướng chuyên môn hoá và hợp tác hoá...
Quy hoạch này nhằm mục tiêu: phát triển thành phố Hồ Chí Minh trở thành Thành phố công nghiệp vào năm 2015 - 2017, là Trung tâm công nghiệp, giữ vai trò đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước…
- Phát triển mạnh các ngành công nghiệp đang là thế mạnh, có khả năng cạnh tranh, có thị trường trong nước và xuất khẩu của Thành phố, nâng cao năng lực quản lý, ưu tiên phát triển các ngành áp dụng công nghệ cao để nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế…
Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của Thành phố theo hướng ưu tiên và tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là ngành công nghiệp điện tử - tin học - viễn thông, công nghiệp hoá chất, công nghiệp cơ khí chế tạo máy…
Quyết định được đăng Công báo số 03- 11/2004, có hiệu lực ngày 16/11/2004.
Ngày 02/11/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 184/2004/NĐ- CP Quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ.
Theo Nghị định này, Chính phủ đã quyết định: Tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống của lực lượng dân quân tự vệ. Ngày 28 tháng 3 năm 1935, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết về Đội tự vệ, là ngày truyền thống của lực lượng dân quân tự vệ.
Hàng năm, UỶ BAN nhân dân các cấp, các bộ, ngành, đoàn thể nhân dân có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống của lực lượng dân quân tự vệ.
Chính phủ quy định: Doanh nghiệp có tổ chức đảng phải tổ chức lực lượng tự vệ. Những doanh nghiệp chưa tổ chức tự vệ, người đứng đầu doanh nghiệp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong độ tuổi đang làm việc trong doanh nghiệp tham gia dân quân ở địa phương nơi họ cư trú…
Lực lượng dân quân tự vệ được tổ chức thành lực lượng cơ động, lực lượng chiến đấu tại chỗ gồm có phân đội bộ binh, phân đội binh chủng chiến đấu, binh chủng bảo đảm chiến đấu, dân quân tự vệ biển. ở xã biên giới, xã đảo và một số xã thuộc địa bàn trọng điểm nội địa, ven biển được tổ chức lực lượng dân quân thường trực…
Chế độ tiền lương đối với cán bộ Xã đội: Chính trị viên Xã đội hưởng lương theo hệ số 2,0, xã đội trưởng hưởng lương theo bảng lương hành chính, ngạch chuyên viên, nếu mức lương chức danh này thấp hơn mức lương cán sự thì được hưởng lương chức danh ủy viên ủy ban và bảo lưu hệ số chênh lệch giữa mức lương cán sự và mức lương chức danh…
Cán bộ, chiến sỹ dân quân nòng cốt nếu làm nhiệm vụ ở những nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại thì được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật như đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại…
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2005.
Ngày 03/11/2004 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 102/2004/TT-BTC Hướng dẫn việc quản lý tiền thuê và thanh toán kinh phí sửa chữa kết cấu hạ tầng cầu Cảng Cái Lân.
Theo đó, Tông tư này quy định việc quản lý tiền thuê cơ sở kết cấu hạ tầng cầu cảng Cái Lân và việc thanh toán kinh phí sửa chữa kết cấu hạ tầng cầu cảng Cái Lân (sau đây gọi tắt là tài sản thuê) do Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 228/2003/QĐ-TTg; quy định việc xác định tổn thất tài sản cho thuê.
Theo đó, tiền thu về cho thuê kết cấu hạ tầng cầu cảng Cái Lân là nguồn thu của Ngân sách Nhà nước. Cục Hàng hải Việt Nam mở Tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để theo dõi, quản lý tiền thuê do Bên thuê trả để nộp Ngân sách Nhà nước…
Định kỳ, Bên cho thuê có trách nhiệm đôn đốc Bên thuê nộp đầy đủ tiền thuê kết cấu hạ tầng cầu cảng Cái Lân theo thời gian và Giá thuê của Hợp đồng thuê quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng cầu cảng Cái Lân…
Bên cho thuê chỉ thực hiện việc sửa chữa tài sản thuê trong các trường hợp sau: thực hiện sửa chữa đột xuất những hư hỏng tài sản thuê do sự cố bất khả kháng hoặc những lỗi ẩn tì gây ra như: do thiên tai, những hư hỏng tài sản do sự cố kỹ thuật của quá trình đầu tư xây dựng, Thực hiện các công việc khác nhằm sửa chữa, khắc phục hư hỏng của tài sản thuê mà nguyên nhân không do lỗi của Bên thuê gây ra…
Khi xảy ra sự cố gây hỏng hóc đối với tài sản thuê, Bên thuê và Bên cho thuê phải lập biên bản như sau: Xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất của tài sản; Xác định trách nhiệm của tập thể và cá nhân có liên quan, mức độ phải bồi thường (nếu có); Nếu tổn thất thuộc trách nhiệm Bên cho thuê đảm nhiệm việc sửa chữa, căn cứ mức độ tổn thất của tài sản, Cục Hàng hải Việt Nam lập phương án và dự toán khắc phục, sửa chữa và quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng; Trường hợp công trình sửa chữa kéo dài cần ứng vốn trước cho đơn vị thi công, theo đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Tài chính sẽ ứng vốn bằng 50% theo số dự toán; sau khi công trình được quyết toán sẽ thực hiện thanh toán theo số chi thực tế.
Hồ sơ cấp kinh phí sửa chữa tài sản gồm: Công văn đề nghị cấp kinh phí của Cục Hàng hải Việt Nam; Dự toán kinh phí sửa chữa tài sản đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Hồ sơ quyết toán công trình (đối với công trình đã được quyết toán);
Khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về dự toán Ngân sách năm sau của Bộ GTVT, Bộ Tài chính thực hiện việc thu hồi vốn ứng trước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Ngày 03/11/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 13/2004/NQ- CP về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2004.
Tại phiên họp thường kỳ này, Chính phủ đề nghị: cần có Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các giao dịch dân sự về nhà ở thuộc sở hữu tư nhân có yếu tố nước ngoài được xác lập từ trước ngày 01/7/1991, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong chính sách của nhà nước…
Chính phủ nghe Bộ Công an trình dự án Pháp lệnh Cảnh vệ, nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp ý kiến thành viên Chính phủ về dự án Pháp lệnh…
Chính phủ chỉ đạo: để khuyến khích các nhà đầu tư sản xuất xi măng tại các vùng có điều kiện khó khăn, đồng thời giúp các địa phương chuyển đổi cơ cấu kinh tế, Chính phủ nhất trí về chủ trương cho các dự án đầu tư sản xuất xi măng có sản xuất clinke tại các vùng khó khăn (miền núi, vùng sâu, vùng xa) được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước với mức không quá 30% tổng mức đầu tư của dự án để sản xuất clinke và mua thiết bị sản xuất trong nước. Chủ trương trên chỉ áp dụng đối với các dự án mới. Việc đầu tư sản xuất xi măng phải theo đúng quy hoạch, bảo đảm có lãi và hỗ trợ địa phương chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển đời sống xã hội…
Ngày 19/10/2004 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 98/2004/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 42/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo
Theo Thông tư này, Các doanh nghiệp bảo hiểm trình Bộ Tài chính đề nghị phê chuẩn phải đảm bảo quy tắc, điều khoản: việc mua các sản phẩm bảo hiểm bổ trợ kèm theo sản phẩm bảo hiểm chính không phải là điều kiện bắt buộc để duy trì hiệu lực của sản phẩm bảo hiểm chính, Tránh sử dụng các từ ngữ khó hiểu, không rõ ràng hoặc có thể hiểu theo nhiều nghĩa…
Trong trường hợp buộc phải sử dụng các từ ngữ này, doanh nghiệp bảo hiểm phải có định nghĩa đầy đủ và giải thích rõ ràng để tránh gây hiểu lầm cho khách hàng…
Các doanh nghiệp bảo hiểm không được giao kết hợp đồng với đại lý bảo hiểm đã từng bị doanh nghiệp bảo hiểm khác buộc chấm dứt hợp đồng đại lý do vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật và hợp đồng đại lý trong thời hạn 3 năm kể từ ngày chấm dứt hợp đồng đại lý…
Đối với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có chia lãi, doanh nghiệp bảo hiểm phải quy định rõ trong cơ sở tính phí của sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai nguyên tắc, phương thức và tỷ lệ chia lãi mà doanh nghiệp cam kết trả cho khách hàng, nhưng không thấp hơn 70% tổng số lãi thu được…
Riêng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải sử dụng chuyên gia tính toán được chỉ định để thực hiện các nhiệm vụ: Cùng Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ký hồ sơ đề nghị phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm; Lập dự phòng toán học cho các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ theo quy định của pháp luật; Thông qua việc phân chia thặng dư hàng năm của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm trên cơ sở công bằng, hợp lý và tuân thủ pháp luật; Đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thông qua việc kiểm tra khả năng thanh toán của doanh nghiệp vào cuối mỗi kỳ kế toán; Theo định kỳ hàng quý và hàng năm, báo cáo bằng văn bản cho Hội đồng quản trị của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong từng thời kỳ; dự báo tình hình tài chính trong tương lai của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ; Báo cáo kịp thời bằng văn bản cho Tổng giám đốc (Giám đốc), Hội đồng quản trị doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ về mọi vấn đề bất thường có khả năng ảnh hưởng bất lợi tới tình hình tài chính của doanh nghiệp và đề xuất biện pháp khắc phục…
Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm khắc phục tình trạng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong thời hạn hợp lý theo kiến nghị của chuyên gia tính toán được chỉ định, chuyên gia tính toán được chỉ định có trách nhiệm gửi một bản sao báo cáo nói trên cho Bộ Tài chính để có biện pháp xử lý….
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Thông tư được đăng Công báo số 21&22- 10/2004, có hiệu lực ngày 15/11/2004.
Ngày 20/10/2004 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 100/2004/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực chứng khoán.
Theo đó, các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng, bao gồm: Môi giới chứng khoán; Tự doanh chứng khoán; Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán; Bảo lãnh và đại lý phát hành chứng khoán; Tư vấn tài chính và tư vấn đầu tư chứng khoán do công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, tái cơ cấu tài chính, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát hành và niêm yết chứng khoán; Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; Giám sát Quỹ đầu tư chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; Đại diện người sở hữu trái phiếu; Các hoạt động đầu tư của Quỹ đầu tư chứng khoán.
Trường hợp hoạt động không chịu thuế giá trị gia tăng cần sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng thì trên hoá đơn chỉ ghi dòng “giá bán” là giá không có thuế giá trị gia tăng, dòng “thuế suất” và “số thuế giá trị gia tăng” không ghi và gạch chéo…
Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định bằng thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế nhân với thuế suất. Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định như sau: Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế trừ Chi phí hợp lý trong kỳ tính thuế cộng Thu nhập chịu thuế khác.
Công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% trong thời hạn 10 năm, kể từ khi khai trương hoạt động kinh doanh. Hết thời hạn hưởng thuế suất 20%, công ty phải chuyển sang nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất 28%.
Trường hợp công ty đã đi vào hoạt động kinh doanh và đã thực hiện kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất 32% (đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước) hoặc theo thuế suất 25% (đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) thì kể từ năm tài chính 2004 được chuyển sang áp dụng thuế suất 20% cho khoảng thời gian còn lại. Khoảng thời gian còn lại bằng (=) thời gian được áp dụng thuế suất 20% trừ đi (-) thời gian đã hoạt động.
Công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán mới thành lập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 3 năm tiếp theo…(Áp dụng cả cho các công ty thành lập trước ngày 01/01/2004 đã thực hiện miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp).
Thông tư được đăng Công báo số 20- 10/2004, có hiệu lực ngày 12/11/2004.
Ngày 22/10/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 184/2004/QĐ-TTG về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện các Chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2006- 2010.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định: Tiếp tục sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để hỗ trợ địa phương thực hiện các chương trình kiên cố hoá kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn đến hết năm 2007. Riêng các tỉnh miền núi, Tây Nguyên và khu vực miền núi phía Tây các tỉnh duyên hải miền Trung được thực hiện đến hết năm 2010.
Bộ Kế hoạch và đầu tư và Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hàng năm, với mức khoảng 1.000 tỷ đồng/năm (chủ yếu từ nguồn thu nợ của các địa phương đã vay trước đây và số huy động thêm) giao cho Quỹ hỗ trợ phát triển làm nguồn cho các địa phương vay.
Quỹ Hỗ trợ phát triển chịu trách nhiệm cho các địa phương vay thực hiện các chương trình kiên cố hoá kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn và thu nợ theo quy định.
Các địa phương được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước để thực hiện các chương trình nói trên, phải có trách nhiệm trả nợ đúng hạn cho Quỹ Hỗ trợ phát triển.
Cơ chế tài chính đối với các chương trình quy định tại Điều 1 của Quyết định này, thực hiện theo Quyết định số 66/2000/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2000 về một số chính sách và cơ chế tài chính thực hiện chương trình kiến cố hoá kênh mương và Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2001 về cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Ngày 28/10/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 180/2004/NĐ- CP về việc thành lập mới, tổ chức lại và giải thể công ty nhà nước.
Theo Nghị định, việc thành lập mới công ty nhà nước chỉ được xem xét khi đáp ứng đủ các điều kiện: - Có Đề án thành lập mới công ty nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn thành lập mới công ty nhà nước quy định tại Điều 3 Nghị định này (Sản xuất, cung ứng vật liệu nổ; Sản xuất, cung ứng hoá chất độc; Sản xuất, cung ứng chất phóng xạ; Hệ thống truyền tải điện quốc gia; Mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế; Sản xuất thuốc lá điếu; Điều hành bay; Bảo đảm hàng hải; Sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang bị chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh; trang thiết bị, kỹ thuật và cung ứng dịch vụ bảo mật thông tin bằng kỹ thuật nghiệp vụ mật mã; Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh đặc biệt và các công ty đóng tại các địa bàn chiến lược quan trọng kết hợp kinh tế với quốc phòng; In tiền, chứng chỉ có giá; sản xuất tiền kim loại; Xổ số kiến thiết; Xuất bản sách, báo; Đo đạc bản đồ; Quản lý, bảo trì hệ thống đường sắt quốc gia, cảng hàng không và cảng biển có quy mô lớn, vị trí quan trọng; Quản lý, khai thác công trình thuỷ nông đầu nguồn, công trình thuỷ nông có quy mô lớn; Thoát nước ở đô thị lớn; Chiếu sáng đô thị; Chế biến dầu mỏ; Khai thác quặng có chất phóng xạ; Đóng và sửa chữa phương tiện vận tải đường không; Bán buôn thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, hoá dược; Bảo đảm nhu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa; Một số ngành, lĩnh vực, địa bàn quan trọng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Công ty nhà nước thành lập mới phải có mức vốn điều lệ không thấp hơn: 30 tỷ đồng đối với công ty nhà nước độc lập; 500 tỷ đồng đối với tổng công ty nhà nước.
Bên cạnh đó, những công ty nhà nước còn bị giải thể khi đã hết thời hạn hoạt động, mà không xin gia hạn, Kinh doanh thua lỗ trong 3 năm liền và có số lỗ luỹ kế bằng 3/4 vốn nhà nước tại công ty trở lên, nhưng chưa lâm vào tình trạng phá sản và thấy không cần thiết phải tiếp tục duy trì thêm nữa…
Ngoài ra, sẽ tổ chức lại những công ty nhà nước khi thấy đáp ứng các điều kiện, phù hợp với Đề án tổng thể sắp xếp và phát triển công ty nhà nước đã được Thủ tướng phê duyệt, Không thuộc diện cổ phần hoá, giao, bán, khoán, cho thuê…
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Nghị định được đăng Công báo số 03- 11/2004, có hiệu lực ngày 16/11/2004.
Ngày 29/10/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 186/2004/QĐ-TTG quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia.
Tại Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ quyết định: Đổi tên Trung tâm Thông tin kinh tế - xã hội quốc gia thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia.
Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia là Trung tâm cấp quốc gia trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng thu thập thông tin, phân tích, dự báo kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế, cung cấp thông tin phục vụ quá trình hoạch định chính sách, quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội; tổ chức nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thông tin và dự báo kinh tế - xã hội; tổ chức cung cấp các dịch vụ thông tin kinh tế - xã hội cho các tổ chức và công dân.
Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia là đơn vị sự nghiệp khoa học, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động tự chủ theo quy định của pháp luật.
Quyết định được đăng Công báo số 03- 11/2004, có hiệu lực ngày 16/11/2004.
Để nhận bản tin hàng tuần, xin vui lòng gửi mail cho address@hidden, để thôi không nhận bản tin gửi mail cho address@hidden, mọi thắc mắc khác gửi về address@hidden
Công ty Diên đàn Luật sư Đầu tư

reply via email to

[Prev in Thread] Current Thread [Next in Thread]