emacs-commit
[Top][All Lists]
Advanced

[Date Prev][Date Next][Thread Prev][Thread Next][Date Index][Thread Index]

[Emacs-commit] Ban tin phap luat tuan so 2


From: Luat Gia Pham
Subject: [Emacs-commit] Ban tin phap luat tuan so 2
Date: Sat, 15 Jan 2005 10:32:13 +0700

Bản tin pháp luật tuần số 2 tuần từ 15/01/2005 đến 22/01/2005
Hi! Quy Khach Hang!
It's too cold in these days so try to protect yourself by putting more clothes, scarf, woolen cap, gloves and other things that you think can keep you warm when being out. BTW, we wish to express our condolences to the victims and families of the Indian ocean tsunami disaster.
-Luat Gia Pham
Ngày 01/05/2005 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 01/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng và công nhân, viên chức, nhân viên trong các công ty nhà nước theo Nghị định số 205/2004/NĐ- CP
Nguyên tắc chuyển xếp lương cũ sang lương mới như sau:
- Việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải theo công việc hiện được giao, theo chức vụ đang đảm nhận.
- Căn cứ vào ngạch, bậc lương của thang lương, bảng lương hiện xếp để chuyển sang ngạch, bậc lương tương ứng của thang lương, bảng lương mới.
- Khi chuyển xếp lương cũ sang lương mới không kết hợp nâng ngạch viên chức, không kết hợp nâng bậc lương, không xếp lương vào hạng cao hơn hạng của công ty.
- Phương án chuyển xếp lương mới phải được cấp có thẩm quyền quyết định trước khi thực hiện.
Đối với những chức danh có số bậc lương cũ ít hơn lương mới thì chuyển sang bậc lương mới. Trường hợp đang xếp bậc lương cuối cùng từ 3 năm trở lên thì công ty xem xét chuyển vào bậc mới cao hơn liên kề…
Đối với công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh đang xếp lương theo thang lương thì căn cứ vào bậc lương hiện xếp chuyển ngang sang bậc của thang lương mới.
Đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và nhân viên thừa hành, phục vụ, căn cứ vào ngạch, bậc lương hiện xếp để chuyển ngang vào ngạch, bậc lương mới của bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ…
Viên chức có trình độ cao đẳng được tuyển dụng mới vào làm công việc ngạch cán sự, kỹ thuật viên hoặc xếp bậc 1 của ngạch này thì chuyển vào bậc 2 của ngạch cán sự, kỹ thuật viên theo bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ mới…
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Ngày 01/05/2005 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 03/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm trong các công ty nhà nước theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP
Theo đó, phụ cấp trách nhiệm công việc gồm 4 mức: 0,5; 0,3; 0,2; 0,1 so với mức lương tối thiểu chung, được quy định như sau:
1. Mức 1, hệ số 0,5, mức phụ cấp là 145.000 đồng áp dụng đối với thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị Tổng công ty đặc biệt và tương đương, Tổng công ty và tương đương.
2. Mức 2, hệ số 0,3, mức phụ cấp là 87.000 đồng áp dụng đối với: Thành viên Ban kiểm soát (không kể Trưởng Ban kiểm soát) Tổng công ty đặc biệt và tương đương, Tổng công ty và tương đương;Thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị công ty hạng 1 trở xuống; Trạm trưởng, trại trưởng các trạm, trại, ứng dụng, thực nghiệm các giống, cây, con của các nông trường, lâm trường, công ty nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản,…
3. Mức 3, hệ số 0,2, mức phụ cấp là 58.000 đồng áp dụng đối với:Thành viên Ban kiểm soát (không kể Trưởng Ban kiểm soát) công ty hạng I trở xuống;Trạm phó, trại phó các trạm, trại, ứng dụng, thực nghiệm các giống, cây, con của các nông trường; lâm trường, công ty nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản,…
4. Mức 4, hệ số 0,1, mức phụ cấp là 29.000 đồng áp dụng đối với:Tổ trưởng trong các công ty còn lại; trưởng kíp trong công ty hạng III;Nhân viên bảo vệ, thủ kho vật liệu nổ;Thủ quỹ các công ty.
Phụ cấp trách nhiệm được tính trong đơn giá tiền lương và hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh của công ty và được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng;Khi không làm công việc được hưởng phụ cấp trách nhiệm từ 1 tháng trở lên thì không hưởng phụ cấp trách nhiệm.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 17/LĐTBXH-TT ngày 02 tháng 6 năm 1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Các quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004.
Ngày 01/05/2005 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 04/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm trong các công ty nhà nước theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP
Theo quy định tại Thông tư này, Phụ cấp độc hại, nguy hiểm gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4 so với mức lương tối thiểu chung, được quy định như sau:
Mức 1, hệ số 0,1, mức phụ cấp là 29.000 đồng áp dụng đối với những công việc như: Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc có nồng độ cao, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc các bệnh truyền nhiễm; Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh phát sinh từ công nghệ sản xuất, trong điều kiện thời tiết nguy hiểm,…Mức 2, hệ số 0,2, mức phụ cấp là 58.000 đồng; Mức 3, hệ số 0,3, mức phụ cấp là 87.000 đồng; Mức 4, hệ số 0,4, mức phụ cấp là 116.000 đồng
Cách tính trả phụ cấp độc hại, nguy hiểm quy định như sau: Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính trong đơn giá tiền lương và hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh và được chi trả cùng kỳ trả lương hằng tháng theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm. Làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 23/LĐTBXH-TT ngày 07 tháng 7 năm 1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội . Các quy định tại Thông tư này được thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2004.
Ngày 01/05/2005 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 05/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động trong các công ty nhà nước theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP
Theo đó, phụ cấp lưu động gồm 3 mức: 0,6; 0,4; 0,2 so với mức lương tối thiểu chung, được qui định như sau:
1. Mức 1, hệ số 0,6, mức phụ cấp là 174.000 đồng, áp dụng đối với những người làm việc trong các tổ, đội, công trình, bao gồm: Tổ, đội khảo sát, tìm kiếm, khoan, thăm dò khoáng sản;Tổ, đội khảo sát, đo đạc xây dựng hệ thống điểm đo đạc quốc gia, hệ thống cơ sở đo đạc chuyên dùng, đo đạc đại địa, địa hình;…
2. Mức 2, hệ số 0,4, mức phụ cấp là 116.000 đồng áp dụng đối với những người làm việc trong các tổ, đội, công trình, bao gồm: Tổ, đội khảo sát đo đạc thành lập các bản đồ địa chính;Tổ, đội khảo sát xây dựng chuyên ngành;Tổ, đội khảo sát điều tra các nông trường, lâm trường…,
3. 3. Mức 3, hệ số 0,2, mức phụ cấp là 58.000 đồng áp dụng đối với những người làm việc trong các tổ, đội, công trình, bao gồm:Tổ, đội điều tra, khảo sát còn lại; Công trình xây dựng ở đồng bằng;Nhân viên đi thu tiền điện, tiền điện thoại, tiền nước tại hộ gia đình; Nhân viên đi thu mua hàng nông, lâm, thủy hải sản.
Cách tính trả phụ cấp lưu động được tính như sau: Phụ cấp lưu động được tính trong đơn giá tiền lương và hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh và được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo số ngày thực tế lưu động.
Các đối tượng được hưởng phụ cấp lưu động thì không áp dụng chế độ công tác phí
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 19/LĐTBXH-TT ngày 02 tháng 6 năm 1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động. Các quy định tại Thông tư này được thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2004.
Ngày 01/05/2005 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 06/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức lao động trong các công ty nhà nước theo Nghị định số 206/2004/NĐ-CP
Theo đó, nguyên tắc xây dựng định mức lao động được quy định như sau:
Các sản phẩm, dịch vụ đều phải có định mức lao động. Khi thay đổi kỹ thuật, công nghệ sản xuất, kinh doanh thì phải điều chỉnh định mức lao động.
Định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) hoặc theo định biên phải hình thành từ định mức nguyên công (nguyên công công nghệ, nguyên công phụ trợ, phục vụ), từ định biên của từng bộ phận và lao động quản lý.
Đối với định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm thì trong quá trình tình toán, xây dựng định mức phải căn cứ vào các thông số kỹ thuật quy định cho sản phẩm, quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm, chế độ làm việc của thiết bị, kết hợp với những kinh nghiệm tiên tiến có điều kiện áp dụng rộng rãi và các yêu cầu về chấn chỉnh tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và quản lý.
Khi xây dựng định mức lao động tổng hợp, công ty đồng thời phải xác định độ phức tạp lao động và cấp bậc công việc bình quân theo phương pháp bình quân gia quyền.
Căn cứ vào kỹ thuật, quy trình công nghệ, tổ chức lao động và mặt hàng sản xuất, kinh doanh, công ty lựa chọn một trong hai phương pháp xây dựng định mức lao động tổng hợp sau: Phương pháp định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm; Phương pháp định mức lao động tổng hợp theo định biên.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 14/LĐTBXH-TT ngày 10 tháng 4 năm 1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.Các quy định tại Thông tư này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2005
Ngày 01/05/2005 Bộ Nội vụ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT- BLĐTBXH-BNV hướng dẫn chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát và viên chức giúp việc hội đồng quản trị trong các công ty Nhà nước theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP
Đối tượng áp dụng, bao gồm:Thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị (không kể Tổng giám đốc, Giám đốc);Thành viên Ban kiểm soát và viên chức giúp việc Hội đồng quản trị thuộc phạm vi áp dụng là các Tổng công ty nhà nước được thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 và Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập được thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003;Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập (Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con) Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước và công ty nhà nước độc lập.
Theo đó, căn cứ để chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị là hạng công ty hiện xếp; đối với thành viên Ban kiểm soát và viên chức giúp việc Hội đồng quản trị là tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch viên chức.
Khi chuyển xếp lương cũ sang lương mới không kết hợp nâng ngạch viên chức, không kết hợp nâng bậc lương, không xếp lương vào hạng cao hơn hạng của công ty…
Căn cứ vào ngạch, bậc, hệ số lương hiện hưởng để chuyển xếp sang bậc lương chức vụ hoặc ngạch, bậc lương chuyên môn, nghiệp vụ của bảng lương mới.
Khi chuyển xếp lương cũ sang lương mới không kết hợp nâng ngạch viên chức, không kết hợp nâng bậc lương, không xếp lương vào hạng cao hơn hạng của công ty.
Phương án chuyển xếp lương mới phải được cấp có thẩm quyền quyết định trước khi thực hiện.
Nếu hệ số lương theo ngạch, bậc công chức hành chính cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng nhỏ hơn hệ số lương bậc 2 cũ của Giám đốc công ty cùng hạng thì chuyển xếp vào bậc 1 mới của chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định tại Quyết định số 83/1998/QĐ-TTg, thời gian nâng bậc lương lần sau tính từ ngày được tính hưởng lương mới theo quy định tại Thông tư này.
Trường hợp số bậc lương của ngạch lương hiện xếp nhiều hơn số bậc lương của ngạch lương mới thì bậc lương hiện xếp cao hơn chuyển xếp vào bậc lương cuối cùng của ngạch lương mới.
Đối với thành viên Ban kiểm soát (không kể Trưởng ban kiểm soát) và viên chức giúp việc Hội đồng quản trị nếu hệ số lương mới thấp hơn hệ số lương hiện xếp thì được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu trong thời gian là thành viên Ban kiểm soát.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Ngày 01/05/2005 Bộ Nội vụ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 10/2005/TTLT- BNV-BLĐTBXH-BTC Hướng đẫn thực hiện chế độ trợ cấp thu hút
Theo đó, mức và thời gian hưởng phụ cấp quy định như sau:
- Phụ cấp thu hút gồm 4 mức: 20%, 30%, 50% và 70% so với mức lương hiện hưởng (theo ngạch, bậc, chức vụ, chuyên môn, nghiệp vụ) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
- Thời gian hưởng phụ cấp thu hút được xác định trong khung thời gian từ 3 năm đến 5 năm đầu khi các đối tượng quy định tại điểm 1 mục I Thông tư này đến làm việc ở nơi được hưởng phụ cấp thu hút.
- Mức phụ cấp và thời gian hưởng phụ cấp thu hút tuỳ thuộc vào thực tế điều kiện sinh hoạt khó khăn dài hay ngắn của từng vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền.
Mức tiền phụ cấp thu hút được tính theo công thức sau: Mức tiền phụ cấp thu hút bằng (Mức lương hiện hưởng cộng với Phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung - nếu có) nhân với Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Thông tư số 16/LĐTBXH-TT ngày 02 tháng 6 năm 1993 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội .Chế độ phụ cấp thu hút quy định tại Thông tư này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004.
Để nhận bản tin hàng tuần, xin vui lòng gửi mail cho address@hidden, để thôi không nhận bản tin gửi mail cho address@hidden, mọi thắc mắc khác gửi về address@hidden
Công ty Diên đàn Luật sư Đầu tư

reply via email to

[Prev in Thread] Current Thread [Next in Thread]