Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 24/2005/TT-BLĐTBXH Sửa
đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 04/2004/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành
một số điều của Nghị định số 105/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Bộ luật Lao động về tuyển dụng và quản lý lao động nước
ngoài làm việc tại Việt Nam | Theo đó, đối với các
doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù sử dụng ít lao động hoặc ở
giai đoạn đầu mới đầu tư, sản xuất chưa ổn định mà có nhu cầu tuyển lao động
nước ngoài vào vị trí công việc mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được vượt
quá tỷ lệ 3% thì trình Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính xem xét, chấp thuận bằng văn bản trên cơ
sở yêu cầu thực tế của từng doanh nghiệp… Doanh nghiệp tuyển dụng người nước ngoài có nhiều kinh
nghiệm và thâm niên trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, kinh doanh
hoặc những công việc quản lý mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được là người
đã có ít nhất 05 năm kinh nghiệm về công việc đó, có khả năng đảm nhiệm công
việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động và phải có xác nhận bằng văn
bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài… Thông tư này có
hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. |
Ngày
09/09/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg về
việc xây dựng chương trình quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020 |
Tiến hành xây dựng Chương trình quốc gia phát triển nhân lực đến năm
2020 với những nội dung chủ yếu sau đây: Đánh giá thực trạng nhân lực và
công tác phát triển nhân lực của nước ta hiện nay; Một số quan điểm cơ
bản về phát triển nhân lực; Mục tiêu phát triển nhân lực; Nội dung và
giải pháp phát triển nhân lực;Các cơ chế, chính sách phát triển nhân
lực; Cơ sở hạ tầng và tổ chức quản lý phát triển nhân lực; Phân công và
tổ chức thực hiện. Chương trình quốc gia phát triển nhân lực cần tạo
ra tầm nhìn, khung định hướng phát triển, những chính sách tổng thể và
cơ chế quản lý, điều phối vĩ mô ở tầm quốc gia nhằm không ngừng nâng cao
năng lực, tính năng động xã hội của mỗi cá nhân và sức cạnh tranh của
nhân lực Việt Nam trên trường quốc tế; đồng thời, phát huy có hiệu quả
nhất năng lực và sức cạnh tranh đó để phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước… Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Chương trình quốc gia phát
triển nhân lực bao gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan: Bộ Kế hoạch và Đầu
tư; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Nội
vụ; Văn phòng Chính phủ; Hội đồng Quốc gia giáo dục; Tổng cục Thống kê
và do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì. Quyết định này có hiệu lực sau
15 ngày, kể từ ngày đăng công báo. |
Ngày
13/09/2005 Bộ Bưu chính, Viễn thông đã ban hành Quyết định số
30/2005/QĐ-BBCVT cước thuê bao và phương thức tính cước đối với dịch vụ điện
thoại di động GSM của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam |
Theo đó, mức cước thuê bao tháng đối với dịch vụ điện thoại di động trả
sau GSM là: 60.000 đồng/máy-tháng, mức cước thuê bao ngày đối với dịch
vụ điện thoại di động trả trước thuê bao ngày GSM là: 1.545
đồng/máy-ngày. Phương thức tính cước: đơn vị tính cước cuộc gọi được
tính theo phương thức: 30 giây đầu và block 6 giây cho thời gian liên
lạc tiếp theo. Cuộc gọi chưa tới 30 giây được tính là 30 giây, phần lẻ
thời gian cuối cùng của cuộc gọi nếu chưa tới 1 block 6 giây được tính
là 1 block 6 giây. Các mức cước quy định tại Quyết định này chưa bao
gồm thuế giá trị gia tăng. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể
từ ngày đăng Công báo.Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều
được bãi bỏ |
Ngày
13/09/2005 Bộ Y Tế đã ban hành Quyết định số 27/2005/QĐ- BYT Chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Bảo hiểm y tế | Vụ
Bảo hiểm y tế là Vụ quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, có chức năng
tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm y
tế trong phạm vi cả nước. Nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ bảo hiểm y tế:
Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các dự án Luật, Pháp lệnh, văn bản quy phạm
pháp luật về lĩnh vực bảo hiểm y tế, trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
theo thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng trình các cấp có thẩmquyền ban hành;
Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về phát
triển sự nghiệp bảo hiểm y tế nhằm tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trình
Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt theo thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng trình
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện
sau khi được phê duyệt; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan
xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo thẩm quyền quy định
tiêu chuẩn, chuyên môn kỹ thuật đối với các cơ sở y tế đủ điều kiện khám
chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế; Theo dõi, đánh giá, tổng kết
các hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm y tế; Tổ chức thực hiện hoạt động
nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm y tế…
Lãnh đạo Vụ:Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ
nhiệm, miễn nhiệm. Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế về
về mọi hoạt động của Vụ. Các Phó Vụ trưởng giúp việc cho Vụ trưởng và
chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về nhiệm vụ được phân công. Chuyên
viên:Chuyên viên trong Vụ làm việc theo chế độ chuyên viên và chịu trách
nhiệm trước Lãnh đạo Vụ về công việc được giao. Quyết định này có
hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. |
Ngày
15/09/2005 Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 64/2005/QĐ-BTC về việc quy
định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hải quan |
Đối tượng nộp phí, lệ phí là các tổ chức, cá nhân (bao gồm tổ chức, cá
nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài) khi được cơ quan hải quan
thực hiện các công việc về hải quan có thu phí, lệ phí quy định tại Biểu
mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực hải quan… Không thu phí, lệ phí
hải quan đối với các trường hợp sau: Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ
không hoàn lại; quà tặng cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đơn
vị vũ trang nhân dân và quà tặng cho các cá nhân trong mức không phải
nộp thuế thu nhập quy định đối với người có thu nhập cao; đồ dùng của
các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy chế miễn trừ ngoại giao; hành
lý mang theo người;Hàng đang làm thủ tục hải quan phải lưu kho hải quan
để ngày hôm sau hoàn thành thủ tục hải quan;Hàng xuất khẩu, nhập khẩu
tại chỗ… Đối với hàng nhận gia công cho nước ngoài; hàng là đá, cát,
sỏi, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, xăng dầu, thạch cao và quặng
các loại được nộp lệ phí làm thủ tục hải quan theo mức thu bằng 50% mức
thu quy định… Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ
ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Thông tư liên tịch số 71/2000/TTLT/BTC-TCHQ
ngày 19/7/2000 của liên bộ Tài chính - Tổng cục Hải quan hướng dẫn chế
độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí hải quan. |
Ngày
15/09/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 117/2005/NĐ- CP về việc điều
chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội |
Từ ngày 01 tháng 10 năm 2005 đến ngày 30 tháng 9 năm 2006, mức lương
hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng đối với các đối tượng hưởng
lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng trước ngày 01 tháng 10 năm
2005 được điều chỉnh như sau: Đối với cán bộ, công chức, công nhân,
viên chức nghỉ hưu: Tăng 10% trên mức lương hưu hiện hưởng đối với người
có mức lương trước khi nghỉ hưu dưới 390 đồng/tháng theo Nghị định số
235/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng... Đối với
quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương theo
bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ
quan công nhân dân và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội
nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân nghỉ hưu: Tăng
10% trên mức lương hưu hiện hưởng đối với người có mức lương trước khi
nghỉ hưu dưới 425 đồng/tháng… Tăng 10% trên mức trợ cấp hiện hưởng
đối với người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người
hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng
8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ… Đối với các đối tượng hưởng chế
độ bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 1995 do ngân sách Nhà nước
bảo đảm. Đối với các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 01
tháng 10 năm 1995 trở đi kể cả đối tượng đang hưởng lương hưu, trợ cấp
bảo hiểm xã hội hàng tháng theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21
tháng 10 năm 2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm
1998 của Chính phủ do quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm. Nghị định này có
hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo. |
Ngày
15/09/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 118/2005/NĐ- CP Điều chỉnh mức
lương tối thiểu chung | Từ ngày 01 tháng 10
năm 2005 nâng mức lương tối thiểu chung từ 290.000 đồng/tháng theo quy
định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 203/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm
2004 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu lên 350.000 đồng/tháng.
Mức lương tối thiểu chung này được dùng làm cơ sở điều chỉnh lương hưu,
trợ cấp bảo hiểm xã hội và tính trợ cấp thôi việc, các khoản trích, các
chế độ được hưởng tính theo lương tối thiểu chung như sau: Tăng 20,7%
trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng đã được điều
chỉnh theo quy định tại Nghị định số 117/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm
2005 của Chính phủ đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã
hội trước ngày 01 tháng 10 năm 2005. Tăng 20,7% trên mức trợ cấp của
tháng 9 năm 2005 đối với người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng
tính theo mức lương tối thiểu chung. Kinh phí thực hiện điều chỉnh
mức lương tối thiểu chung đối với các đối tượng làm việc trong các doanh
nghiệp do doanh nghiệp bảo đảm và được hạch toán vào giá thành hoặc chi
phí kinh doanh. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ
ngày đăng Công báo.Các quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày
01 tháng 10 năm 2005. |
Ngày
16/09/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công văn số 1388/TTg-CN về việc
bán nhà thuộc sở hữu nhà nước theo Nghị định số 61/CP của Chính phủ ngày
05/7/1994 | Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như
sau: Cho phép Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
còn quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thuộc diện được bán cho người đang ở
thuê khi bán được áp dụng bản giá do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương ban hành và các chế độ theo quy định trước ngày 01
tháng 01 năm 2005 và thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2006 là ngày
kết thúc việc bán nhà thuộc sở hữu nhà nước theo Nghị định số 61/CP của
Chính phủ. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà
nước không được bán hoặc người ở thuê không mua sẽ được cải tạo, xây
dựng lại và áp dụng giá mới theo quy định của Chính phủ. Quyết định
này có hiệu lực từ ngày ký. |
Ngày
19/09/2005 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 81/2005/TT- BTC hướng dẫn
việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại các doanh
nghiệp về Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước |
Theo đó, nguyên tắc chuyển giao: Chỉ chuyển giao quyền đại diện chủ sở
hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác. Việc tổ chức quản lý, hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp khác và việc thực hiện chức năng quản lý
ngành của các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh đối với hoạt động của doanh
nghiệp khác thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.Việc chuyển giao
được thực hiện giữa Bộ Tài chính, các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh và Tổng
công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.Việc tổ chức chuyển giao thực
hiện khi có đầy đủ các hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật và
hướng dẫn tại Thông tư này… Nội dung chuyển giao bao gồm: Giá trị vốn
nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp (trong đó chi tiết: giá trị vốn nhà
nước và tỷ lệ vốn nhà nước trên vốn điều lệ tại thời điểm xác định số
liệu bàn giao), danh sách các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước
chuyển giao về Tổng công ty (trong đó chi tiết: loại hình doanh nghiệp,
ngành nghề kinh doanh chính, ngày thành lập, địa chỉ trụ sở của doanh
nghiệp), Tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có
vốn đầu tư của nhà nước chuyển giao về Tổng công ty (trong đó báo cáo
chi tiết: tổng tài sản, nợ phải thu, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, kết
quả kinh doanh…)… Thời điểm xác định số liệu chuyển giao là
31/12/2005. Căn cứ xác định số liệu chuyển giao là báo cáo tài chính của
các doanh nghiệp (báo cáo tài chính lập theo quy định của pháp luật về
tài chính kế toán hiện hành). Trường hợp sau khi bàn giao, nếu số liệu
có thay đổi, Tổng công ty điều chỉnh lại số liệu nhận chuyển giao chính
thức và báo cáo Bộ Tài chính… Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể
từ ngày đăng Công báo. |
Ngày
19/09/2005 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 1390/2005/QĐ-NHNN về
việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Dịch vụ an toàn kho
quỹ | Trung tâm có các nhiệm vụ và quyền hạn
sau: -Cung ứng dịch vụ công về lĩnh vực an toàn kho quỹ cho các đơn
vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước như sau: Thiết kế, sản xuất các sản
phẩm chuyên dùng về an toàn kho quỹ. Thiết kế, lắp đặt, cải tạo, nâng
cấp, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, hệ thống thiết bị kỹ
thuật an toàn, sản phẩm chuyên dùng (khoá, cửa kho tiền, hệ thống theo
dõi, báo động kho, két, hệ thống phòng chống cháy và các thiết bị
khác);Thiết kế, lắp đặt hệ thống chống sét trực tiếp và chống sét lan
truyền đường truyền tín hiệu;Cung ứng một số dịch vụ an toàn kho quỹ
khác theo quy định của pháp luật và của Thống đốc. - Làm dịch vụ an
toàn kho quỹ cho các tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật và
của Thống đốc. - Quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác
được giao theo quy định của pháp luật và của Thống đốc. - Thực hiện
chế độ thông tin báo cáo theo quy định của Nhà nước và của Thống đốc.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc giao…. Quyết định này có
hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. |
Ngày
21/09/2005 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 82/2005/TT- BTC hướng dẫn
thí điểm cơ sở sản xuất, kinh doanh tự khai, tự nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
theo Quyết định số 161/2005/QĐ-TTg | Theo đó,
cơ sở kinh doanh thực hiện thí điểm cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế TTĐB
ở khâu sản xuất trong nước tiếp tục sử dụng mã số thuế đã được cơ quan
thuế cấp, không phải đăng ký lại với cơ quan thuế. Trường hợp trong
kỳ kê khai, cơ sở kinh doanh không phát sinh thuế TTĐB phải nộp, cơ sở
kinh doanh vẫn phải kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế… Trong
các trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển
đổi sở hữu, chuyển đổi địa điểm đến địa phương khác (tỉnh, thành phố
khác); giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước, cơ sở kinh
doanh phải thực hiện kê khai số thuế phát sinh đến thời điểm sáp nhập,
hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, giao, bán,
khoán, cho thuê và nộp tờ khai cho cơ quan thuế trong thời hạn 45 ngày,
kể từ ngày có quyết định về những thay đổi trên… Cơ sở kinh doanh
thực hiện thí điểm không phải quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế.
Hàng tháng, cơ sở kinh doanh phải rà soát hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế
toán của tháng trước để kịp thời phát hiện những khoản thuế để sót chưa
kê khai hoặc nhầm lẫn (nếu có) để kịp thời kê khai điều chỉnh, bổ sung
vào tờ khai của tháng tiếp theo… Thông tư này có hiệu lực sau 15
ngày, kể từ ngày đăng Công báo. |
Ngày
22/09/2005 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 83/2005/TT- BTC hướng dẫn
thí điểm cơ sở sản xuất, kinh doanh tự khai, tự nộp thuế tài nguyên theo
Quyết định số 161/2005/QĐ-TTg | Về đăng ký
thuế: Cơ sở kinh doanh thực hiện thí điểm cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế
tài nguyên tiếp tục sử dụng mã số thuế đã được cơ quan thuế cấp, không
phải đăng ký lại với cơ quan thuế. Trong quá trình thực hiện thí điểm,
nếu cơ sở kinh doanh có sự thay đổi nội dung các thông tin về đăng ký
thuế, cơ sở kinh doanh phải thực hiện kê khai bổ sung với cơ quan thuế
trực tiếp quản lý theo các qui định về đăng ký thuế hiện hành… Cơ sở
kinh doanh phải kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai (mã số thuế,
tên, địa chỉ, địa điểm khai thác tài nguyên...) và các thông tin có liên
quan khác như đã đăng ký thuế với cơ quan thuế, đồng thời xác nhận tính
pháp lý của việc kê khai (ký tên, đóng dấu). Trường hợp không kê khai
đầy đủ theo đúng mẫu qui định hoặc chưa xác nhận tính pháp lý của việc
kê khai thì coi như chưa nộp tờ khai cho cơ quan thuế… Kê khai thuế
tài nguyên dự kiến được miễn, giảm: Cơ sở kinh doanh thuộc diện được
miễn, giảm thuế tài nguyên, hàng tháng căn cứ Pháp lệnh thuế tài nguyên
và các văn bản hướng dẫn hiện hành để dự kiến số thuế được miễn, giảm và
kê khai vào tờ khai tháng… Thời hạn nộp Tờ khai tự quyết toán thuế
tài nguyên là 60 ngày kể từ khi kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài
chính. Trường hợp kết thúc hợp đồng khai thác tài nguyên; sáp nhập, hợp
nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán,
khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước, cơ sở kinh doanh phải lập Tờ khai
tự quyết toán thuế tài nguyên gửi cho cơ quan thuế trong thời hạn 45
ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng khai thác hoặc ngày quyết định của cơ
quan có thẩm quyền về việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá
sản, chuyển đổi sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê… Đối với loại tài
nguyên chưa xác định được căn cứ tính thuế tài nguyên thực tế phát sinh
trong tháng để lập tờ khai thì thì cơ sở kinh doanh được xác định số
thuế tài nguyên tạm nộp hàng tháng của loại tài nguyên đó theo nguyên
tắc giá hạch toán… Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày
đăng Công báo. |
Ngày
23/09/2005 Bộ Tài chính và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. đã ban hành
Thông tư liên tịch số 84/2005/TTLT-BTC-BLĐTBXH Chính sách đối với người có
công với cách mạng | Chi trợ cấp ưu đãi hàng
tháng và trợ cấp một lần cho các đối tượng sau: Người hoạt động cách
mạng trước tháng 8/1945; Liệt sĩ và gia đình liệt sĩ;Anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lao động; Thương
binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh; Người hoạt động
cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đầy; Người hoạt động
kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
Người có công giúp đỡ cách mạng… Bên cạnh đó, các khoản ưu đãi khác
bao gồm: mua báo nhân dân cho ngưòi hoạt động cách mạng trước tháng
8/1945, Trợ cấp mai táng phí, Trợ cấp thờ cúng liệt sĩ, Bảo hiểm y tế,
Tàu xe khám chữa bệnh, giám định thương tật, làm dụng cụ chỉnh hình, phí
giám định y khoa cho thương binh, Thuốc đặc trị và các điều trị đặc biệt
khác cho thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh
điều trị vết thương, bệnh tật tái phát; Trang cấp đặc biệt cho thương
binh, bệnh binh nặng; Dụng cụ chỉnh hình, phương tiện trợ giúp cho
thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh và người
có công với cách mạng theo quyết định của cấp có thẩm quyền… Ngoài
các khoản chi ưu đãi nêu tại điểm 1 và 2 trên, các cơ sở nuôi dưỡng
thương binh, bệnh binh nặng còn được hỗ trợ để chi các khoản sau: Sửa
chữa nhà cửa, cơ sở hạ tầng; Mua sắm, sửa chữa đồ dùng, trang thiết bị,
phương tiện; Chi thuê mướn nhân công, thanh toán dịch vụ công cộng, vật
tư văn phòng, thông tin, liên lạc, tuyên truyền; Chi sách báo, sinh hoạt
văn hóa, thể thao… Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể
từ ngày đăng công báo; thay thế Thông tư liên tịch số
135/1998/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 16/10/1998 của Liên tịch Bộ Tài chính –
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về hướng dẫn cấp phát và quản lý
kinh phí uỷ quyền chi trả trợ cấp ưu đãi người có công cách mạng thuộc
ngân sách trung ương. |
Ngày
26/09/2005 Bộ Công an - Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số
85/2005/TTLT-BTC-BCA hướng dẫn thực hiện chính sách thuế và thu Ngân sách
Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của các
đơn vị thuộc Bộ Công an | Theo đó, việc đăng
ký, kê khai, nộp đầy đủ các khoản thuế và các khoản thu khác (trừ thuế
thu nhập doanh nghiệp) của hoạt động sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch
vụ công ích và hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ
khác vào Ngân sách nhà nước, công ty an ninh được miễn tiền thuê đất,
tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất đối với diện tích đất cần thiết sử
dụng trong thời gian trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh. Trường hợp,
công ty an ninh sử dụng một phần diện tích đất được cơ quan có thẩm
quyền giao sử dụng trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh để tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ khác thì phải
kê khai, nộp tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phần diện
tích sử dụng cho hoạt động kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ khác
theo quy định của pháp luật hiện hành… Kê khai, nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp: Trong kỳ kế hoạch mỗi quý một lần, các công ty an ninh có
phát sinh thu nhập từ hoạt động sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ
công ích và thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm, hàng
hoá, dịch vụ khác tự xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và
nộp về tài khoản của Bộ Công an mở tại Kho bạc nhà nước thành phố Hà
Nội. Cuối năm, các công ty an ninh thực hiện quyết toán thuế thu nhập
doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công
ích và thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ khác với Bộ Công an theo đúng chế độ quy định.
Trên cơ sở quyết toán của các công ty an ninh, Bộ Công an xác định số
nộp chính thức của từng công ty an ninh và thực hiện nộp số thuế mà công
ty phải nộp vào Ngân sách nhà nước… Thông tư này có hiệu lực sau 15
ngày, kể từ ngày đăng Công báo. |
|