emacs-commit
[Top][All Lists]
Advanced

[Date Prev][Date Next][Thread Prev][Thread Next][Date Index][Thread Index]

[Emacs-commit] Ban tin phap luat tuan so 52 2005


From: LuatGiaPham
Subject: [Emacs-commit] Ban tin phap luat tuan so 52 2005
Date: Mon, 2 Jan 2006 20:30:08 +0700

Bản tin pháp luật tuần số 52 tuần từ 30/12/2005 đến 01/07/2006
Hi! friend!
It's the last day of year 2005 and I still in my office to finish the last report for the year. I look forward to seeing you at the Next weekly legal report. I'd like to take this opportunity to wish you and your families a YEAR OF SUCCESS. Have a SAFE and enjoyable holiday and we look forward to seeing you all in 2006.
-Luat Gia Pham
Ngày 12/09/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 149/2005/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu
Hàng hoá trong các trường hợp sau đây là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam bao gồm: hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyề; Hàng hoá được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước…
Hàng hoá trong các trường hợp sau đây là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Hàng hoá vận chuyển quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật; Hàng hoá viện trợ nhân đạo, hàng hoá viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (NGO), các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân người nước ngoài cho Việt Nam và ngược lại, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, hoặc các mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua các văn kiện chính thức giữa hai Bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các khoản trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh;…
Đối tượng nộp thuế theo quy định tại Điều 4 của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, bao gồm: Chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; Cá nhân có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hàng hoá qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%), căn cứ tính thuế là: Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan; Giá tính thuế từng mặt hàng; Thuế suất từng mặt hàng.
Đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối, căn cứ tính thuế là: Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan; Mức thuế tuyệt đối tính trên một đơn vị hàng hoá.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được nộp bằng đồng Việt Nam. Trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ thì đối tượng nộp thuế phải nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Việc quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam được tính theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế.
Thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế xuất khẩu. Thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường.
Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đối tượng nộp thuế đăng ký Tờ khai hải quan với cơ quan Hải quan.
Thời hạn nộp thuế xuất khẩu là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký Tờ khai hải quan.Thời hạn nộp thuế nhập khẩu áp dụng đối với đối tượng nộp thuế chấp hành tốt pháp luật về thuế.
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định. Hàng hoá là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài trong mức quy định.
 
Ngày 15/12/2005 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 113/2005/TT-BTC Hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập
Đối tượng chịu thuế: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, bao gồm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước...
Hàng hoá trong các trường hợp sau đây là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật về hải quan. Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGO) nước ngoài, các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân người nước ngoài cho Việt Nam và ngược lại, nhằm phát triển kinh tế-xã hội, hoặc các mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua các văn kiện chính thức giữa hai bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các khoản trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh...
Đối với hàng hoá xuất khẩu, trị giá tính thuế là giá bán tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF), không bao gồm phí bảo hiểm và phí vận tải. Đối với hàng hoá nhập khẩu, trị giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp xác định trị giá tính thuế và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính thuế...
Hàng hoá nhập khẩu có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Trừ hàng hóa có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam nhưng tổng giá trị lô hàng (FOB) không vượt quá 200 USD thì không phải có C/O…
Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng…
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hàng hóa, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới thì phải nộp xong thuế trước khi xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài hoặc nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam...
Trường hợp hàng hoá nhập khẩu vượt tiêu chuẩn được miễn thuế thì đối tượng có hàng hoá nhập khẩu phải nộp thuế đối với phần vượt. Nếu tổng số thuế phải nộp đối với phần vượt dưới 50.000 đồng thì được miễn thuế. Người nhập cảnh được chọn vật phẩm để nộp thuế trong trường hợp hành lý mang theo gồm nhiều vật phẩm...
Ngày 15/12/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 154/2005/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; ngoại hối, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý, văn hoá phẩm, di vật, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan...
Theo đó, khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan phải nộp các giấy tờ sau: Đối với hàng hoá xuất khẩu: Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu (bản chính), bản kê chi tiết hàng hóa đối với hàng có nhiều chủng loại hoặc hàng đóng gói không đồng nhất (bản chính), Giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu theo quy định của pháp luật (bản chính), chứng từ khác theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng cụ thể (bản sao), Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng (bản sao), Đối với hàng hoá nhập khẩu: Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu (bản chính), tờ khai trị giá hàng nhập khẩu (tuỳ theo từng trường hợp), bản kê chi tiết hàng hóa đối với lô hàng có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất (bản chính), Giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật (bản chính), chứng từ khác theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng cụ thể, Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng (bản sao), hóa đơn thương mại (bản chính), vận tải đơn (bản copy chính), Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (bản chính)...
Đối với hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu đường sông quốc tế, đường bộ, đường hàng không, bưu điện quốc tế, thời gian đăng ký tờ khai hải quan chậm nhất là 02 giờ trước khi hàng hoá được xuất khẩu qua biên giới...
Ngày 15/12/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 155/2005/NĐ-CP qui định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Nghị định này quy định việc xác định trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuế và thống kê đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với Nghị định này thì thực hiện theo quy định tại Điều ước quốc tế đó.
Theo đó, phương pháp xác định trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu được thanh toán trực tiếp hoặc gián tiếp theo giá mua ghi trên hóa đơn thương mại và các khoản tiền người mua phải thanh toán nhưng chưa tính vào giá mua trên hóa đơn thương mại bao gồm: tiền trả trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa, các khoản thanh toán trực tiếp cho người bán...
Ngoài ra, nghị định qui định rõ phương pháp xác định giá trị tính thuế theo giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt, hàng hóa nhập khẩu tương tự, trị giá khấu trừ, giá trị tính toán và giá trị tính thuế. Nghị định cũng qui định quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan, trách nhiệm của cơ quan hải quan như: yêu cầu cơ quan hải quan giữ bí mật các thông tin liên quan đến việc xác định giá trị tính thuế đã cung cấp, chứng minh tính chính xác, trung thực của giá trị tính thuế đã kê khai, khiếu nại các quyết định về trị giá tính thuế...
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo, thay thế Nghị định số 60/2002/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu theo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện Điều 7 Hiệp định chung về thuế quan và thương
Ngày 16/12/2005 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 115/2005/TT-BTC sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia
Theo đó, trường hợp cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB bán hàng qua các chi nhánh, cửa hàng, cơ sở phụ thuộc thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá do các chi nhánh, cửa hàng, cơ sở phụ thuộc bán ra chưa có thuế GTGT. Cơ sở sản xuất bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở quy định, hưởng hoa hồng thì giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế GTGT do cơ sở sản xuất quy định chưa trừ hoa hồng...
Đối với kinh doanh gôn là doanh thu thực thu chưa có thuế GTGT về bán thẻ hội viên, bán vé chơi gôn, bao gồm cả tiền phí chơi gôn do hội viên trả và tiền ký quỹ (nếu có). Trường hợp khoản ký quỹ được trả lại người ký quỹ thì cơ sở sẽ được hoàn lại số thuế đã nộp bằng cách khấu trừ vào số phải nộp của kỳ tiếp theo, nếu không khấu trừ được thì cơ sở sẽ được hoàn thuế theo quy định. Cơ sở kinh doanh gôn có kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ khác không thuộc danh mục chịu thuế TTĐB thì các hàng hóa, dịch vụ đó không phải chịu thuế TTĐB...
Đối với hàng hoá chịu thuế TTĐB được tiêu thụ qua các cơ sở kinh doanh thương mại thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế GTGT của cơ sở sản xuất nhưng không được thấp hơn 10% so với giá bán bình quân do cơ sở kinh doanh thương mại bán ra...
Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp: Giá tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB của hàng hóa bán theo phương thức trả tiền một lần, không bao gồm khoản lãi trả góp...
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Bãi bỏ các quy định trái với hướng dẫn tại Thông tư này. Những quy định tại các Thông tư số 119/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003; Thông tư số 18/2005/TT-BTC ngày 08/3/2005; Thông tư số 82/2005/TT-BTC ngày 21/9/2005 và Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính không sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ tại Thông tư này vẫn có hiệu lực thi hành. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các đơn vị, cơ quan, cơ sở kinh doanh phản ánh kịp thời về Bộ Tài
Ngày 29/11/2005 Quốc hội đã ban hành Luật số 49/2005/QH11 Luật Các công cụ chuyển nhượng
Luật này điều chỉnh các quan hệ công cụ chuyển nhượng trong việc phát hành, chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện. Công cụ chuyển nhượng quy định trong Luật này gồm hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác, trừ công cụ nợ dài hạn được tổ chức phát hành nhằm huy động vốn trên thị trường. công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định.
Cơ sở phát hành công cụ chuyển nhượng: Người ký phát, người phát hành được phát hành công cụ chuyển nhượng trên cơ sở giao dịch mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, cho vay giữa các tổ chức, cá nhân với nhau; giao dịch cho vay của tổ chức tín dụng với tổ chức, cá nhân; giao dịch thanh toán và giao dịch tặng cho theo quy định của pháp luật…
Thời hạn thanh toán cụ thể của từng công cụ chuyển nhượng do người ký phát, người phát hành xác định và ghi trên công cụ chuyển nhượng phù hợp với quy định của Luật này.
Công cụ chuyển nhượng phải được lập bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài thì công cụ chuyển nhượng có thể được lập bằng tiếng nước ngoài theo thoả thuận của các bên.
Hối phiếu đòi nợ có các nội dung sau đây: Cụm từ "Hối phiếu đòi nợ" được ghi trên mặt trước của hối phiếu đòi nợ; Yêu cầu thanh toán không điều kiện một số tiền xác định; Thời hạn thanh toán; Địa điểm thanh toán;…
Bảo lãnh hối phiếu đòi nợ là việc người thứ ba (sau đây gọi là người bảo lãnh) cam kết với người nhận bảo lãnh sẽ thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ nếu đã đến hạn thanh toán mà người được bảo lãnh không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ.
Người thụ hưởng chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ theo một trong các hình thức sau đây: Ký chuyển nhượng; Chuyển giao.
Hối phiếu đòi nợ không được chuyển nhượng nếu trên hối phiếu đòi nợ có ghi cụm từ "không được chuyển nhượng", "cấm chuyển nhượng", "không trả theo lệnh" hoặc cụm từ khác có ý nghĩa tương tự.
Người thụ hưởng hối phiếu đòi nợ được coi là người thụ hưởng hợp pháp khi có đủ các điều kiện sau đây: Cầm giữ hối phiếu đòi nợ chưa quá hạn thanh toán và không biết hối phiếu đòi nợ này đã có thông báo về việc bị từ chối chấp nhận, từ chối thanh toán; Xác lập quyền sở hữu đối với hối phiếu đòi nợ một cách hợp pháp. Trường hợp người thụ hưởng nhận chuyển nhượng hối phiếu thông qua ký chuyển nhượng thì các chữ ký chuyển nhượng trên hối phiếu phải liên tục, không ngắt quãng; ..
Người thụ hưởng có quyền yêu cầu thanh toán các khoản tiền sau đây: Số tiền không được chấp nhận hoặc không được thanh toán; Chi phí truy đòi, các chi phí hợp lý có liên quan khác; Tiền lãi trên số tiền chậm trả kể từ ngày hối phiếu đòi nợ đến hạn thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Số tiền thanh toán trên công cụ chuyển nhượng phải được ghi bằng số và bằng chữ. Công cụ chuyển nhượng phải có chữ ký của người ký phát hoặc người phát hành…
Ngày 29/11/2005 Quốc hội đã ban hành Luật số 51/2005/QH11 Luật Giao dịch điện tử
Phạm vi điều chỉnh chủ yếu là giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại.
Chứng thư điện tử là thông điệp dữ liệu do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử phát hành nhằm xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử.
Chứng thực chữ ký điện tử là việc xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử.
Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI ? electronic data interchange) là sự chuyển thông tin từ máy tính này sang máy tính khác bằng phương tiện điện tử theo một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận về cấu trúc thông tin.
Nguyên tắc tiến hành giao dịch điện tử được Luật nêu rõ: lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử là tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân, được tự thoả thuận về việc lựa chọn công nghệ để thực hiện giao dịch, không một công nghệ nào được xem là duy nhất trong giao dịch điện tử, bảo đảm sự bình đẳng và an toàn…
Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác.
Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:Nội dung của thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh.Nội dung của thông điệp dữ liệu được xem là toàn vẹn khi nội dung đó chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu.
Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu được kiểm chứng bằng một quy trình kiểm tra an toàn do các bên giao dịch thỏa thuận và đáp ứng được các điều kiện sau đây:Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng;
Ngày 29/11/2005 Quốc hội đã ban hành Luật số 52/2005/QH11 Luật Bảo vệ môi trường
Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường.
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.
Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
Nguyên tắc bảo vệ môi trường: Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu; Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường;…
Bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung: Khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu du lịch và khu vui chơi giải trí tập trung (trong Luật này gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung) phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây: Tuân thủ quy hoạch phát triển tổng thể đã được phê duyệt; Quy hoạch, bố trí các khu chức năng, loại hình hoạt động phải gắn với bảo vệ môi trường; Thực hiện đầy đủ, đúng các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;…
Ngày 29/11/2005 Quốc hội đã ban hành Luật số 54/2005/QH11 Luật Công an nhân dân
Theo đó, hệ thống cấp, bậc hàm của sỹ quan đảm nhiệm chức vụ cơ bản theo các mức sau: tiểu đội trưởng cấp hàm gồm thiếu úy, trung úy, thượng úy, trung đội trưởng cấp hàm gồm trung úy, thượng úy, đại úy, đại đội trưởng cấp hàm gồm thượng úy, đại úy, thiếu tá, tiểu đoàn trưởng, trưởng Công an phường, thị trấn, đội trưởng có cấp hàm thiếu tá hoặc trung tá, trung đoàn trưởng, trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trưởng phòng có cấp hàm trung tá hoặc thượng tá, giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cục trưởng, vụ trưởng có cấp hàm thượng tá hoặc đại tá…
Và chỉ một số giám đốc Công an tỉnh, thành phố, cục trưởng, vụ trưởng có vị trí quan trọng mới được phong hàm thiếu tướng, giám đốc Công an Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, tư lệnh cảnh vệ có cấp hàm đại tá hoặc thiếu tướng, tổng cục trưởng có cấp hàm thiếu tướng hoặc trung tướng, bộ trưởng có cấp hàm thượng tướng hoặc đại tướng…
Đối với sỹ quan giữ chức vụ cơ bản ở đơn vị được giao nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt hoặc địa bàn có vị trí trọng yếu về an ninh, trật tự thì cấp bậc hàm cao nhất có thể cao hơn một bậc so với cấp bậc hàm cao nhất của một số chức vụ: tiểu đội trưởng, trung đội trưởng, đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, trưởng Công an phường, thị trấn, đội trưởng, trung đoàn trưởng, trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cục trưởng, vụ trưởng…
Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan CAND quy định: cấp úy cao nhất là 50 tuổi, thiếu tá, trung tá cao nhất 55 tuổi (đối với nam) và 53 tuổi (đối với nữ), thượng tá cao nhất 58 tuổi (đối với nam) và 55 tuổi (đối với nữ), đại tá, cấp tướng cao nhất 60 tuổi (đối với nam) và 55 tuổi (đối với nữ). Trong trường hợp đơn vị CAND có nhu cầu, sỹ quan có đủ phẩm chất, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ và sức khỏe tốt, nếu tự nguyện thì có thể được kéo dài độ tuổi phục vụ, nhưng thời hạn kéo dài cao nhất không quá 5 năm…
Sinh viên tốt nghiệp bậc đại học tại các trường CAND được phong bậc hàm thiếu úy, học sinh tốt nghiệp bậc trung cấp tại các trường CAND phong cấp bậc hàm trung sĩ. Cán bộ, công chức hoặc người tốt nghiệp các học viện, trường đại học, cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp được tuyển dụng vào CAND thì căn cứ trình độ đào tạo và nhiệm vụ được giao để phong cấp hàm tương ứng…
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2006.Pháp lệnh về lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam năm 1987, Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam năm 1989, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh về lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam năm 1991, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam năm 1991 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam năm 1995 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
Để nhận bản tin hàng tuần, xin vui lòng gửi mail cho address@hidden, để thôi không nhận bản tin gửi mail cho address@hidden.
Văn phòng Hà Nội:
133 Thái Hà- Đống Đa
Tel: 04.5374748
Fax:04.5374746
Văn phòng TP. Hồ Chí Minh:
402 Nguyễn Kiệm - P3 - Phú Nhuận
Tel: 08.9954609
Fax: 08.9954609

reply via email to

[Prev in Thread] Current Thread [Next in Thread]