emacs-commit
[Top][All Lists]
Advanced

[Date Prev][Date Next][Thread Prev][Thread Next][Date Index][Thread Index]

[Emacs-commit] Ban tin phap luat tuan so 2006-33


From: Luat Gia Pham
Subject: [Emacs-commit] Ban tin phap luat tuan so 2006-33
Date: Mon, 21 Aug 2006 22:41:34 +0200

Luật Gia Phạm

18001551
www.luatgiapham.com
www.law.com.vn

Hà nội: 133 Thái Hà - Đống Đa - Tel: 04.5374748    HCM: 402 Nguyễn Kiệm - Phú Nhuận - Tel: 08.9954609 

Xin chào,
Mưa ngâu! Nó là sự may mắn với người bán áo mưa và là sự xui xẻo đối với người du lịch. Với mỗi cá nhân nó lại mang lại cho họ các cảm xúc khác nhau! Tôi thì không thích mưa tí nào cả, dù cho là mưa gì đi nữa…
~longpt

BẢN TIN PHÁP LUẬT
Số 2006-33
Từ: 21/08/2006
Đến: 26/08/2006

 
Ngày 08/01/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 26/2006/CT-TTg về việc nghiêm cấm dùng công quỹ làm quà biếu và chiêu đãi khách sai quy định.
Nghiêm cấm việc sử dụng công quỹ để thưởng, biếu, cho, tặng sai chế độ quy định của Nhà nước; nghiêm cấm việc nhận tiền, tài sản dưới các hình thức thưởng, biếu, cho, tặng sai chế độ, tiêu chuẩn, đối tượng được pháp luật quy định. Các tổ chức, cá nhân khi được thưởng, biếu, cho, tặng sai quy định phải kiên quyết từ chối. Trường hợp không thể từ chối được, phải báo cáo với Thủ trưởng trực tiếp của mình và nộp lại tiền, hiện vật để trả lại hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.
Mọi trường hợp sử dụng công quỹ để thưởng, biếu, cho, tặng phải thực hiện theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, đối tượng; phải được phản ánh đầy đủ, trung thực trong sổ sách kế toán và phải công khai, minh bạch trong cơ quan, đơn vị để các tổ chức đảng, đoàn thể, quần chúng, nhân dân giám sát.
Người quyết định việc sử dụng công quỹ để thưởng, biếu, cho, tặng sai chế độ phải bồi hoàn theo giá thị trường; cán bộ, công chức đưa, nhận quà biếu dù ở bất kỳ cương vị nào đều phải bị kiểm điểm xử lý kỷ luật; trường hợp có dấu hiệu tội phạm phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Phải triệt để tiết kiệm trong việc tiếp khách, tổ chức hội nghị, khai trương, khởi công, khánh thành, tổng kết, mừng công, đón nhận danh hiệu .v.v? (dưới đây gọi tắt là "hội nghị, tiếp khách"). Việc tổ chức hội nghị, tiếp khách phải đơn giản, không phô trương hình thức; thành phần tham dự chỉ là những người trực tiếp liên quan. Nghiêm cấm việc sử dụng các loại rượu ngoại để chiêu đãi, tiếp khách. Mọi khoản chi cho những việc nêu trên phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, đối tượng theo quy định và phải công khai, minh bạch trong cơ quan, đơn vị. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị, tiếp khách phải trực tiếp chịu trách nhiệm nếu để xảy ra việc chi tiêu sai quy định.
Các cơ quan có chức năng quản lý phải kiểm soát chặt chẽ việc chi công quỹ cho những việc nêu trên; kiên quyết không thanh toán, quyết toán các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, đối tượng. Tổ chức, cá nhân duyệt thanh toán, quyết toán các khoản chi sai quy định phải chịu trách nhiệm bồi hoàn và phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán để phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời những vi phạm trong lĩnh vực này.
Không xét thi đua, khen thưởng và có hình thức kỷ luật thích đáng đối với những cơ quan, đơn vị, cá nhân không tuân thủ nghiêm các quy định của Chỉ thị này./.
 
Ngày 08/04/2006 Bộ LĐ TB - XH, Bộ Công an, VKS ND Tối cao và Toà án ND Tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 09/2006/TTLT/BLĐTBXH-BCA- VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ở nước ngoài.
Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức, cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài trái phép quy định tại Điều 275 Bộ luật hình sự và hướng dẫn tại Thông tư này là công dân Việt Nam, người không có quốc tịch thường trú tại Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam. Các đối tượng phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo hướng dẫn tại Thông tư này nếu trong cùng vụ án đó còn có đối tượng khác phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Theo đó, người đi làm việc ở nước ngoài tự phá hợp đồng, trốn ra ngoài hoặc ở lại sau khi đã kết thúc hợp đồng lao động sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm, phạt tiền từ 5 đến 50 triệu đồng.
Hình thức phạt tù và phạt tiền sẽ chỉ được áp dụng khi lao động không chấp hành quyết định xử phạt hành chính trước đó của cơ quan quản lý nhà nước và không chịu về nước. Trường hợp đã chấp hành quyết định xử phạt hành chính, đã về nước, nhưng chưa đầy 1 năm sau lại xuất khẩu và bỏ trốn thì vẫn bị xử lý hình sự.
Mức phạt tù từ 2 đến 7 năm áp dụng đối với người tổ chức, cưỡng ép người khác trốn hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (tổ chức, cưỡng ép từ 16 người trở lên, thu lợi bất chính từ hành vi này trên 300 triệu đồng, làm cho nước tiếp nhận lao động ngưng hợp tác) sẽ bị phạt tù 12 - 20 năm.
Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ có trách nhiệm thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm và làm văn bản kiến nghị cơ quan công an cấp tỉnh khởi tố lao động. Văn bản này phải được gửi cho Viện KSND và Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Toà án có thẩm quyền xét xử các vụ án về tội "ở lại nước ngoài trái phép" và về tội "tổ chức, cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài trái phép" trong lĩnh vực xuất khẩu lao động theo hướng dẫn tại Thông tư này là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước trước khi xuất cảnh.
Việc xác định nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước trước khi xuất cảnh như sau: Nơi bị cáo có hộ khẩu thường trú trước khi xuất cảnh; Trong trường hợp bị cáo không có hộ khẩu thường trú trước khi xuất cảnh, thì nơi cư trú cuối cùng được xác định là nơi bị cáo có đăng ký tạm trú dài hạn hoặc nơi thường xuyên sinh sống trước khi xuất cảnh hay nơi bị cáo làm thủ tục xuất cảnh.
Việc khởi tố, điều tra và truy tố tội "ở lại nước ngoài trái phép" và tội "tổ chức, cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài trái phép" trong lĩnh vực xuất khẩu lao động theo hướng dẫn tại Thông tư này thuộc thẩm quyền của cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
Thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tội "ở lại nước ngoài trái phép" và tội "tổ chức, cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài trái phép" trong lĩnh vực xuất khẩu lao động phải thực hiện theo đúng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo./.
 
Ngày 08/09/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2006/NĐ-CP Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Nghị định này quy định về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nhà đầu tư tại Việt Nam. Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí và một số lĩnh vực đặc thù hoặc tại những địa bàn đầu tư đặc thù thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.
Điều kiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: Có dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam; Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đối với các trường hợp sử dụng vốn nhà nước để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; Được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thể hiện dưới các hình thức sau: Ngoại tệ; Máy móc, thiết bị; vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hoá thành phẩm, hàng hoá bán thành phẩm; Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ; Các tài sản hợp pháp khác.
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư sau: Dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, tài chính, tín dụng, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có sử dụng vốn nhà nước từ 150 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên. Dự án đầu tư không quy định ở trên có sử dụng vốn nhà nước từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 600 tỷ đồng Việt Nam trở lên.
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày dự án đầu tư được chấp thuận theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải có văn bản thông báo thực hiện dự án đầu tư kèm theo bản sao văn bản chấp thuận dự án đầu tư hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.
Quá thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà dự án đầu tư không được nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận, hoặc quá thời hạn 06 tháng, kể từ ngày dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận mà dự án đầu tư không được triển khai thì nhà đầu tư phải có văn bản nêu rõ lý do và đề nghị kéo dài thời hạn triển khai dự án đầu tư hoặc đề nghị chấm dứt dự án đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư sau khi đáp ứng các điều kiện sau: Đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư; Dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày có quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận và các khoản thu nhập khác từ dự án đầu tư về Việt Nam.
Ngay sau khi kết thúc dự án đầu tư, nhà đầu tư phải thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo; đồng thời thay thế Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam./.
 
Ngày 08/09/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam.
Các hình thức tổ chức kinh doanh thuốc: Cơ sở sản xuất thuốc bao gồm: Doanh nghiệp sản xuất thuốc; Hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể sản xuất dược liệu, thuốc đông y và thuốc từ dược liệu.Cơ sở bán buôn thuốc bao gồm các hình thức tổ chức kinh doanh sau: Doanh nghiệp bán buôn thuốc; Hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể bán buôn dược liệu, thuốc đông y và thuốc từ dược liệu; Đại lý bán buôn vắc xin, sinh phẩm y tế.Doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thuốc. Doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc. Doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc.
Nhà nước quản lý giá thuốc theo nguyên tắc: các cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán thuốc tự định giá, cạnh tranh về giá, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý giá thuốc theo quy định của pháp luật về dược và các văn bản pháp luật khác có liên quan, sử dụng các biện pháp bình ổn giá thuốc trên thị trường để đáp ứng nhu cầu phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân…
Cơ sở sản xuất, nhập khẩu, bán buôn thuốc phải niêm yết giá bán buôn từng loại thuốc bằng cách thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác được đặt, để, treo, dán tại nơi bán thuốc để thuận tiện cho việc quan sát của khách hàng, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và không được bán cao hơn giá đã niêm yết…
Mỗi cá nhân chỉ được cấp một Chứng chỉ hành nghề dược và chỉ được quản lý chuyên môn một hình thức tổ chức kinh doanh thuốc.Chứng chỉ hành nghề dược có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp. Trước khi hết hạn 03 tháng, nếu muốn tiếp tục hành nghề thì cá nhân phải làm hồ sơ đề nghị gia hạn. Thời gian gia hạn tối đa là 05 năm và không hạn chế số lần gia hạn.Trường hợp chuyển địa điểm hành nghề sang tỉnh, thành phố khác thì cá nhân đăng ký hành nghề dược phải làm đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược mới.
Tổ chức, cá nhân đã được cấp Chứng chỉ hành nghề Dược, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề Dược trước ngày 01/10/2005 thì được tiếp tục hành nghề cho đến hết thời hạn qui định trong Chứng chỉ hành nghề Dược, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề dược. Trước khi hết hạn 03 tháng, nếu có nhu cầu tiếp tục hành nghề thì tổ chức, cá nhân đó phải làm thủ tục cấp giấy Chứng chỉ hành nghề dược, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo qui định của Luật Dược và Nghị định này.
Các doanh nghiệp dược nhà nước, kể cả các doanh nghiệp dược nhà nước đã cổ phần hoá mà người quản lý chuyên môn về dược của doanh nghiệp chưa có Chứng chỉ hành nghề dược, doanh nghiệp chưa có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thì người quản lý chuyên môn của doanh nghiệp phải làm hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với hình thức tổ chức kinh doanh; doanh nghiệp phải làm hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc ngay sau khi đạt yêu cầu về điều kiện đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự theo lộ trình triển khai áp dụng các tiêu chuẩn về thực hành tốt nêu tại Điều 27 Nghị định.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo./.
 
Ngày 08/09/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường về tiêu chuẩn môi trường; đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; quản lý chất thải nguy hại; công khai thông tin, dữ liệu về môi trường.
Theo đó, có 120 dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường như: dự án công trình trọng điểm quốc gia, dự án có sử dụng một phần, toàn bộ diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn Quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hoá, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu trực tiếp đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ, dự án nhà máy điện nguyên tử, điện nhiệt hạch, dự án xây dựng lò phản ứng hạt nhân…
Các cơ sở sản xuất, dịch vụ thân thiện với môi trường là các cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh phát luật và được chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, có chính sách quản lý sản phẩm đúng quy định trong suốt quá trình tồn tại của chúng, trong đó, tái chế, tái sử dụng trên 70% tổng lượng chất thải, áp dụng thành công và được cấp chứng chỉ ISO 14001 về quản lý môi trường, tiết kiệm 10% nguyên liệu, năng lượng, lượng nước sử dụng so với mức tiêu thụ chung, tham gia và có đóng góp tích cực các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng, bảo vệ môi trường công cộng, không bị cộng đồng dân cư nơi thực hiện sản xuất, dịch vụ phản đối việc được công nhận là cơ sở thân thiện với môi trường.
Các sản phẩm tái chế từ chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường, sản phẩm sau khi sử dụng dễ phân huỷ trong tự nhiên, sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường được sản xuất để thay thế nguyên liệu tự nhiên, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm được cấp nhãn sinh thái của tổ chức được nhà nước công nhận là các sản phẩm thân thiện với môi trường…
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ các nghị định sau đây: Nghị định số 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 1993;Nghị định số 143/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 14 Nghị định số 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 1993./.
 
Ngày 08/09/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2006/NĐ-CP Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử lý vi phạm hành chính.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định này bao gồm: Vi phạm các quy định về thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường và các quy định khác về bảo vệ môi trường; Vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện; nếu quá thời hạn nói trên thì không xử phạt, nhưng vẫn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nếu quá một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: Cảnh cáo; Phạt tiền: Mức quy định phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 70.000.000 đồng.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn đối với Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường và các loại giấy phép có nội dung liên quan về bảo vệ môi trường; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.
Ngoài các hình thức xử phạt quy định trên, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc trong thời hạn nhất định phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra; Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường đã đưa vào trong nước; Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường; Các biện pháp khắc phục hậu quả khác.
Hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép dưới 1,5 lần trong thời gian từ 6 giờ đến 22 giờ sẽ bị phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 1 triệu đồng, gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 lần trở lên bị phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng. Hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép dưới 1,5 lần trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ ngày hôm sau bị phạt tiền 5 - 7 triệu đồng và phạt 8 - 12 triệu đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 lần trở lên…
Áp dụng mức phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ, sử dụng các chất dễ gây cháy nổ không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường…
Đối với các cơ sở không thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng. Đồng thời, phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với cơ sở sản xuất, kho tàng có chất dễ cháy, dễ gây nổ, có chất phóng xạ hoặc bức xạ mạnh, có chất độc hại đối với sức khoẻ người và gia súc, gia cầm, phát tán mùi ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người, gây tiếng ồn, phát tán bụi, khí thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép, bệnh viện, cơ sở y tế xây dựng mới điều trị các bệnh truyền nhiễm…
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Nghị định số 121/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường./.
 
Ngày 08/10/2006 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 72/2006/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực chứng khoán.
Theo đó, chuyển nhượng chứng khoán (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, trái phiếu, trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế), số thuế phải nộp được xác định bằng 0,1% tổng giá trị chứng khoán bán ra tại thời điểm chuyển nhượng. Đối với lãi trái phiếu (trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế), số thuế phải nộp được xác định bằng 0,1% tổng giá trị trái phiếu (bao gồm mệnh giá ghi trên trái phiếu và số lãi được nhận) tại thời điểm nhận lãi…
Ngoài việc thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty cổ phần, ngân hàng thương mại, tổ chức chi trả lãi trái phiếu còn phải thực hiện khấu trừ thuế, kê khai với cơ quan thuế trực tiếp quản lý và nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước thay cho tổ chức đầu tư. Việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế được thực hiện trong vòng 30 ngày, kể từ ngày phát sinh thu nhập chịu thuế của tổ chức đầu tư.
Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty cổ phần, ngân hàng thương mại, tổ chức chi trả lãi trái phiếu thực hiện việc khấu trừ tiền thuế của tổ chức đầu tư và kê khai, nộp thuế thay cho các nhà đầu tư được hưởng một khoản thù lao bằng 0,8% tính trên số tiền thuế thực tế thu được, tối đa không quá 50 triệu đồng cho một lần kê khai, nộp thuế. Số tiền thù lao này được khấu trừ từ số tiền thuế thu được trước khi nộp vào Ngân sách Nhà nước và được sử dụng để trang trải các chi phí cho việc thu nộp thuế, khen thưởng cho các cá nhân tham gia thực hiện thu và nộp thuế.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo./.
 
Ngày 08/10/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2006/NĐ-CP về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
Nghị định này quy định về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật (kể cả loài lai) hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, bao gồm: Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục I, II và III của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Việc vận chuyển quá cảnh mẫu vật là động vật hoang dã còn sống qua lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được Cơ quan quản lý CITES Việt Nam chấp nhận bằng văn bản, phải thực hiện kiểm dịch động vật.
Mẫu vật là vật dụng cá nhân, hộ gia đình được miễn trừ giấy phép CITES, chứng chỉ CITES khi đáp ứng các điều kiện sau: Mẫu vật được sử dụng không vì mục đích thương mại, Tại thời điểm xuất khẩu, nhập khẩu mang theo người hoặc là một phần của vật dụng hộ gia đình khi di chuyển giữa các nước, Số lượng không vượt quá quy định của Công ước CITES, áp dụng đối với một số loài động vật, thực vật hoang dã…
Mỗi lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu phải có một bản gốc giấy phép, chứng chỉ kèm theo. Phải xuất trình giấy phép, chứng chỉ khi xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật hoặc khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu…
Thời hạn có hiệu lực tối đa của giấy phép, chứng chỉ xuất khẩu và tái xuất khẩu là 6 tháng, thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép nhập khẩu là 12 tháng, kể từ ngày được cấp.
Trường hợp giấy phép, chứng chỉ hết hiệu lực: trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày giấy phép, chứng chỉ hết hiệu lực, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải gửi trả lại giấy phép, chứng chỉ cho Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.
Đối với các mẫu vật vi phạm, cơ quan hải quan, các ngành chức năng phát hiện bắt giữ, tịch thu các vật phẩm, tang vật vi phạm tại các cửa khẩu hoặc trên các tuyến biên giới (đất liền và trên biển), mà nước xuất xứ không nhận nhưng không có nơi cất trữ đảm bảo thì lập biên bản chuyển giao cho cơ quan kiểm lâm hoặc cơ quan kiểm dịch động vật, thực vật gần nhất để xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Công ước CITES…
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.Nghị định này thay thế Nghị định số 11/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã./.
 
Ngày 09/08/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 181/2006/QĐ-TTg Về chế độ tiền lương đối với Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, chế độ tiền lương thực hiện theo quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ; xây dựng đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc theo quy định tại Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 và Nghị định số 207/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.
Riêng năm 2006 và năm 2007, do Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước mới thành lập, chưa xác định được chỉ tiêu để xây dựng đơn giá tiền lương, Tổng công ty được xác định quỹ tiền lương trên cơ sở số lao động, hệ số lương, phụ cấp lương bình quân, mức lương tối thiểu chung và hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 2 lần so với mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004./.
 
Ngày 09/08/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 182/2006/QĐ-TTg Về danh mục bí mật nhà nước độ tối mật trong ngành bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin.
Danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật trong ngành Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin gồm: Tin, tài liệu, đề án, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin phục vụ an ninh, quốc phòng, phòng thủ đất nước và các công trình quốc gia đặc biệt quan trọng; kế hoạch động viên ứng phó với chiến tranh, tình trạng khẩn cấp;Tin, tài liệu về các cuộc đàm phán, tiếp xúc cấp cao giữa Việt Nam với nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin mà hai bên thỏa thuận chưa công bố; Các tin, tài liệu có sử dụng tin, tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật của các cơ quan khác.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế cho Quyết định số 620/TTg ngày 28 tháng 12 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật nhà nước trong ngành Bưu điện./.
 
Ngày 10/08/2006 Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn số 2861/TCT-PCCS Về việc xử lý vi phạm đối với các hành vi mua, bán, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp theo công văn 4215.
Tại điểm 1.2 Mục IV Công văn số 4215/TCT-PCCS ngày 18/11/2005 của Tổng cục Thuế về việc xử lý vi phạm đối với các hành vi mua, bán, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp hướng dẫn đối với những hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ phát sinh trước ngày xác định cơ sở kinh doanh bỏ trốn: “Nếu hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ mà giá trị hàng hoá, dịch vụ ghi trên hoá đơn phù hợp với hợp đồng kinh tế giữa hai bên và phù hợp với chứng từ thanh toán hợp pháp; hàng hoá mua vào theo hoá đơn đó đã bán ra và đã kê khai thuế hoặc là nguyên vật liệu đã đưa vào sản xuất, hoặc hàng hoá đó đang tồn kho; có hạch toán kế toán đầy đủ, đúng quy định thì được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào; giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp”.
Căn cứ vào quy định nêu trên, tuỳ theo trường hợp mua bán hàng hoá, dịch vụ cụ thể để đối chiếu với quy định của pháp luật để xem xét hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ đó có phải lập thành văn bản hay không. Đối với các trường hợp mua bán hàng hoá, dịch vụ không thuộc các trường hợp phải ký kết hợp đồng bằng hình thức văn bản, Cơ quan thuế khi kiểm tra việc mua bán hàng hoá, dịch vụ đối với các cơ sở kinh doanh ký kết hợp đồng bằng các hình thức khác mà không phải là hình thức bằng văn bản thì phải yêu cầu cơ sở kinh doanh có bản cam kết là việc thực hiện chuyển giao hàng hoá, dịch vụ phù hợp với giao dịch theo hình thức hợp đồng đó và cơ sở tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giao dịch giữa hai bên. Nếu cơ sở kinh doanh không có bản cam kết thì coi như không đáp ứng điều kiện về hợp đồng kinh tế theo quy định trên và sẽ bị xử lý theo điểm 1 Mục III Công văn số 4215/TCT- PCCS nêu trên.
Đối với trường hợp hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ phát sinh trước ngày cơ sở kinh doanh bỏ trốn theo thông báo của cơ quan thuế nhưng không có chứng từ thanh toán hoặc chứng từ thanh toán không hợp pháp thì sẽ bị xử lý theo điểm 1 Mục III Công văn số 4215/TCT-PCCS nêu trên./.
 


--
If you do not want to receive any more newsletters, this link

To update your preferences and to unsubscribe visit this link

reply via email to

[Prev in Thread] Current Thread [Next in Thread]